Trong cuộc họp báo, ông đánh giá tình trạng hiện tại của ngành sản xuất trực thăng Nga và phân tích toàn bộ hoạt động của công ty tại thị trường Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) . Chi tiết - trong bài viết của "Sputnik".
Tổng giám đốc công ty «Trực thăng Nga» đề cập đến tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và về các nhiệm vụ chính trong tương lai gần.
“Từ quan điểm vận chuyển hành khách, ngành công nghiệp trực thăng không quá phụ thuộc vào đại dịch, nếu chỉ vì máy bay trực thăng là một loại hình vận tải hàng không tương đối đặc thù, Andrei Boginsky lưu ý, Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu nói về các vấn đề của thị trường vận tải với các hãng hàng không khai thác các đội máy bay có số lượng lớn. Đối với họ, hậu quả của đại dịch còn nghiêm trọng hơn nhiều. Riêng thị trường trực thăng liên tục biến động ngay cả khi không có COVID-19. Từ năm 2013 đến năm 2016, thị trường giảm, sau đó tăng lên, và bây giờ lại giảm xuống. Nhưng ở đây các yếu tố chủ chốt là giá dầu, cũng như sự lỗi thời của thiết bị. Và trong những điều kiện này, nhiệm vụ trọng tâm công việc của chúng tôi, tôi coi đó là việc đổi mới đội trực thăng của chính bản thân nước Nga và hiện đại hóa hơn nữa các sản phẩm. Với mục đích mang đến những sản phẩm hiện đại và hấp dẫn mọi mặt ra thị trường quốc tế”.
Châu Á - Thái Bình Dương là một thị trường quan trọng, nhưng không phải hoàn toàn suôn sẻ
Andrey Boginsky cũng nói về việc xuất khẩu trực thăng dân dụng Nga và về các liên doanh chung với đối tác nước ngoài. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã và vẫn là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng đối với “Trực thăng Nga”. Mặc dù không phải mọi thứ đều suôn sẻ ở đó.
“Thị trường này và đặc biệt là Đông Nam Á đang phát triển, có nhu cầu cao về trực thăng. Nhận thấy điều này, từ năm 2018, chúng tôi đã thực hiện chuyến giới thiệu các mẫu mới của mình tại một số quốc gia khu vực: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và Malaysia. Hai chiếc trực thăng chữa cháy của chúng tôi đang hoạt động thử nghiệm ở Indonesia, và trong tương lai có khả năng nước này sẽ mua thêm một số phương tiện. Cung cấp trực thăng Ka-32 chuyên dụng (cứu hỏa và cứu hộ ) cho Thái Lan. Các thiết bị này đã tham gia hoạt động chống hỏa hoạn thực tế tại nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa. Việt Nam có một đội trực thăng khổng lồ của Liên Xô và Nga, cả quân sự và dân sự. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục cung cấp các thiết bị dân dụng cho đất nước này, giới thiệu với đối tác Vietsovpetro và VH Helicopters loại trực thăng hạng nhẹ Ansat “mới”, nhưng hiện chúng tôi chưa nhận được yêu cầu thương mại. Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm tích cực, nhưng bây giờ chưa nói về thiết bị quân sự ở đây", Andrey Boginsky cho biết.
Trong cuộc họp báo, Giám đốc «Trực thăng Nga» đánh giá cao công việc của trung tâm dịch vụ trực thăng Mi đặt tại Việt Nam.
“Đó là một doanh nghiệp thương mại. Nếu nó tạo ra lợi nhuận, thì có nghĩa hoạt động tốt".
“Vì trực thăng này được thiết kế và sản xuất ở Nga, nên trước hết nó cần được cơ quan hàng không Nga chứng nhận. Khi điều này được thực hiện, sau đó chúng tôi sẽ đưa sản phẩm này đến 'phần còn lại của thế giới".
Quan điểm của Việt Nam
Andrei Boginsky lưu ý những nỗ lực cung cấp trực thăng dân dụng hiện đại Nga cho Việt Nam đến nay vẫn chưa mang lại kết quả thực sự.
“Thành thật mà nói: cho đến nay chúng tôi chưa tiến hành đàm phán với bất kỳ nhà khai thác trực thăng dân dụng nào của Việt Nam về việc cung cấp Mi-171 và Ansat. Hầu như ở tất cả các quốc gia trong khu vực, nơi tổ chức giới thiệu những chiếc máy bay này, sau đó đã diễn ra các cuộc đàm phán với khách hàng tiềm năng. Tại Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia. Và đại diện các quốc gia này thể hiện sự quan tâm, đang hoặc đã được thể hiện trong các hợp đồng thực tế. Tại sao các công ty Việt Nam không quan tâm, tôi cũng không biết. Sản phẩm xứng đáng, và chúng tôi không xấu hổ khi giới thiệu. Trực thăng hạng nhẹ Ansat cũng không thua kém các sản phẩm tương tự nước ngoài . Giá cả không cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng chúng chỉ có bản một động cơ, còn trực thăng Nga có hai động cơ”.
Ngoài ra, Andrei Boginsky cũng lưu ý, cách đây vài năm, đã có thảo luận với khách hàng Việt Nam về việc cung cấp một số máy bay Mi-171 do nhà máy Ulan-Ude sản xuất. Tuy nhiên, hợp đồng vẫn chưa được ký kết từ phía Việt Nam: họ chưa quyết định ai sẽ là người mua cụ thể.
Người đứng đầu công ty “Trực thăng Nga” cũng đề cập đến một số khía cạnh hợp tác với Trung Quốc về phương tiện dân sự:
“Đối với dự án trực thăng hạng nặng, chúng tôi đã hoàn thành tất cả các thủ tục kỹ thuật cần thiết và hiện đang chờ ký hợp đồng. Về các động cơ, tốt hơn là hãy hỏi các nhà phát triển — Tổng công ty Thống nhất chế tạo Động cơ. Hợp đồng cung cấp trực thăng Mi-171 do nhà máy Ulan-Ude sản xuất cho Trung Quốc sẽ kết thúc vào năm sau. Như vậy là chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt tiến độ cung cấp máy bay, mặc dù trong điều kiện đại dịch”.