"Rời khỏi Afghanistan, người Mỹ khẳng định rằng các sáng kiến chống ma túy của họ về cơ bản đã thất bại", - ông Tarabrin nói.
Theo ông, Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan hiện chiếm khoảng 84% sản lượng thuốc phiện trên thế giới. Ngoài ra, Afghanistan trong những năm gần đây đã dần trở thành phòng thí nghiệm lớn về sản xuất methamphetamine.
“Đáng chú ý là việc đạt được các chỉ số cao nhất trong ngành công nghiệp ma túy Afghanistan trùng hợp với sự hiện diện của người Mỹ và các đồng minh NATO của họ trên lãnh thổ nước này”.
Ông nói thêm rằng, theo nhiều ước tính khác nhau, khối lượng sản xuất thuốc phiện bất hợp pháp đã tăng từ 17 đến 40 lần so với mức của năm 2001, khi quân đội Mỹ vào”.
Ông Tarabrin nhấn mạnh: “Tại Afghanistan đã hình thành một thị trường ma túy ổn định, với hoạt động kinh doanh tích cực, bất kể sự hiện diện hay vắng mặt của quân đội nước ngoài ở đó”.
Tình hình ở Afghanistan
Tại Afghanistan đang diễn ra cuộc đối đầu giữa lực lượng chính phủ và phiến quân Taliban*, những kẻ đã chiếm giữ các vùng lãnh thổ quan trọng ở các vùng nông thôn và tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào các thành phố lớn. Tuần trước, có thông tin cho rằng phiến quân đã tiến sát Herat, trung tâm của tỉnh cùng tên ở phía tây đất nước, và cũng đang chiến đấu ở Lashkar Gah, thành phố chính của tỉnh Helmand ở miền nam Afghanistan. Tình trạng bất ổn trong nước đang gia tăng trong bối cảnh chính quyền Mỹ hứa sẽ hoàn tất việc rút quân khỏi đất Afghanistan vào ngày 11 tháng 9. Năm 2020, Washington và Taliban* đã ký kết hiệp định hòa bình đầu tiên tại Doha sau hơn 18 năm chiến tranh, theo đó quân đội nước ngoài sẽ rút khỏi Afghanistan trong 14 tháng và bắt đầu đối thoại liên Afghanistan sau khi trao đổi tù nhân.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga