Kinh tế Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19 như thế nào?

Việt Nam vẫn đang quyết tâm thực hiện mục tiêu kép vừa chiến thắng đại dịch Covid-19 vừa nỗ lực hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng GDP. Nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt bão Covid-19, chiến thắng đại dịch như thế nào?
Sputnik
PGS.TS Tô Trung Thành lý giải vì sao mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của Việt Nam ‘gần như chắc chắn không thể đạt được’ năm 2021 này.
Theo chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp (Việt Nam chưa thể sớm đạt miễn dịch cộng đồng), mức tăng GDP 6,5% và các mục tiêu tăng trưởng khác là những con số rất áp lực.

Việt Nam chống đứt gãy sản xuất vì Covid-19 ở các khu công nghiệp

Ngày 4/8, Hội thảo trực tuyến “Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19 như thế nào?” đã được tổ chức trong khuôn khổ hoạt động Ban Korea Desk, với sự góp mặt của gần 200 đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc.
Hội nghị do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM tổ chức.
Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP kinh tế Việt Nam 6,5-7% 5 năm, có khả thi?
Chia sẻ tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú đã cho biết về những khó khăn mà làn sóng dịch thứ 4 mang lại cho Việt Nam.
Tuy nhiên, với những nỗ lực đồng bộ từ trung ương đến địa phương, với phương châm vừa chống dịch, vừa kết hợp phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống cho người lao động, tình trạng dịch bệnh tại các khu công nghiệp đang dần được kiểm soát tốt,  các công nhân được cách ly tại nơi làm việc, được đưa đón an toàn, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng lây nhiễm.
Hai địa phương tham gia hội thảo là tỉnh Vĩnh Phúc và TP.HCM là 2 trong số các tỉnh thành đã và đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, là minh chứng cho năng lực ứng phó dịch bệnh của Việt Nam.
Vĩnh Phúc phát hiện ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch thứ 4 vào ngày 2/5. Ngay sau đó, toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh đã được huy động để kiểm soát dịch bệnh, hướng dẫn đưa đón người lao động, thiết lập đường dây nóng, đảm bảo an toàn cho công nhân các khu công nghiệp. Đến nay, dịch bệnh tại địa phương này đã được kiểm soát tốt.
Về TP.HCM, đây hiện là địa phương có số ca lây nhiễm cao nhất cả nước, là tâm dịch trong đợt bùng phát này. Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố đã luôn phối hợp chặt chẽ với Chình phủ, nỗ lực tối đa để dập dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người
Đối với các khu công nghiệp, thành phố triển khai thẩm định điều kiện an toàn phòng dịch với phương châm “3 tại chỗ”, gồm sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi ngay tại doanh nghiệp. Người lao động tại các xí nghiệp cũng được ưu tiên vaccine, ưu đã về thủ tục và về thuế.

Hàn Quốc vẫn là nước đầu tư FDI vào Việt Nam mạnh nhất

Trong 6 tháng đầu năm, Hàn Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Tại sao kinh tế Việt Nam không thể chỉ mãi lo “phòng thủ”?
Với khoảng 9.100 dự án và vốn đầu tư lũy kế đạt 72 tỷ USD, đầu tư Hàn Quốc vẫn tăng 43,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc cho FDI vào Việt Nam ước tính giảm 2,5% so với số liệu thống kê cùng thời điểm năm 2020.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng 28,4% so với cùng kì năm ngoái. Tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng đạt mức 5,64%, cao nhất khu vực. Những thành tích này đã cho thấy tiềm năng phát triển của Việt Nam, thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Tuy vậy, đợt dịch thứ 4 đã gây ra sự ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Chỉ sau 3 tháng, môi trường kinh doanh của Việt Nam bị suy yếu nghiêm trọng do những khó khăn về cung cầu lao động, nguồn cung nguyên vật liệu và chi phí hậu cần tăng.
Theo ông Lee Jong Seob - Chủ tịch KOTRA khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Tổng Giám đốc Văn Phòng KOTRA Hà Nội, việc tiêm chủng nhanh chóng vaccine ngừa Covid-19 và kiểm soát lây nhiễm triệt để đang là hy vọng để Việt Nam vượt qua đại dịch, khôi phục nền kinh tế sản xuất và thu hút đầu tư.

Công thức nào cho Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19?

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Ngọc – Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y Tế) cho biết, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch như giãn cách xã hội diện rộng tại 19 tỉnh khu vực phía Nam, Hà Nội và một số địa phương khác.
Việt Nam vượt Singapore, quy mô nền kinh tế có thể vượt mốc 500 tỷ USD năm 2021
Cơ quan y tế các địa phương tập trung truy vết nguồn lây để khoanh vùng cách ly, lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Từ 29/4 đến 02/8, ngành y đã làm xét nghiệm Realtime RT-PCR cho 18.303.458 lượt người. Con số này chưa tính đến việc sàng lọc bằng test nhanh.
Việt Nam cũng liên tục mở rộng xây dựng các bệnh viện dã chiến và trung tâm điều trị chuyên sâu để kéo giảm tỉ lệ tử vong do Covid-19, đồng thời làm giảm bớt gánh nặng lên hệ thống y tế tại các bệnh viện.
Ngày 10/7, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành khác chính thức phát động Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên phạm vi toàn quốc, với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử.
Tính đến ngày 02/8, Việt Nam đã tiêm được 6.959.197 liều vaccine, ưu tiên cho các đối tượng là người đang ở tuyến đầu chống dịch, vùng có dịch với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”.
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Kidong Park – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã đánh giá cao công tác chống dịch của Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất an toàn tại Việt Nam.
Ông Kidong Park.
Tại Hội thảo, các nhà đầu tư, chuyên gia Hàn Quốc bày tỏ sự quan tâm đến việc nhập cảnh vào Việt Nam trong bối cảnh hiện tại. Hiện các nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài và thân nhân vẫn được ưu tiên nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định. Từ ngày 4/8/2021, Bộ Y tế đã quyết định giảm thời gian cách ly tập trung đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ vaccine hoặc đã từng mắc Covid-19 và điều trị khỏi. Theo đó, các đối tượng thuộc diện trên sẽ được cách ly y tế tập trung 07 ngày và tiếp tục theo dõi y tế trong 07 ngày tiếp theo.
Cũng tại Hội thảo, đại diện các địa phương, chuyên gia luật và chuyên gia tư vấn của Việt Nam và Hàn Quốc đã trả lợi chi tiết những thắc mắc của nhà đầu tư về hủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, ưu đãi đầu tư và thị trường tiêu thụ của Việt Nam trong thời kỳ Covid, về tình hình thị trường theo ngành mà doanh nghiệp HQ muốn tham gia, ví dụ như thực phẩm chức năng, sản phẩm vệ sinh, mỹ phẩm, công nghiệp xây dựng, công nghiệp hóa chất, dự án, quy định về môi trường,…
Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy thương mại song phương giữa hai phía, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) và Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) đã thành lập Ban KOREA DESK theo nội dung Biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa hai tổ chức.

Tại sao Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%?

Theo PGS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% là một con số rất áp lực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp suốt thời gian qua.
Con tàu kinh tế Việt Nam trong một thế giới trắc trở
Trong quý II/2021, GDP cả nước ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, GDP tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.
Theo ông Thành, GDP 6 tháng đầu năm 2021 đã phục hồi ở mức độ nhất định, thậm chí cao hơn nhiều so với mức tăng 1,82% trong cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù vậy, làn sóng dịch thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021 tại các địa phương trọng điểm nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Việt Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương... và mới đây nhất TP.HCM đã đặt ra những thách thức rất lớn đến doanh nghiệp và nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế và là yếu tố quan trọng để Việt Nam thành công đạt được mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ với sự linh hoạt và bền bỉ đã giúp nền kinh tế Việt Nam đã được kết quả tốt hơn so với mặt bằng chung của thế giới.
Tuy nhiên, năng lực ứng phó dịch bệnh của các doanh nghiệp đang giảm dần. Sức chịu đựng của doanh nghiệp bị bào mòn khi dịch bệnh kéo dài quá lâu làm trì trệ quá trình sản xuất.
Theo ghi nhận, trong 6 tháng đầu năm 2021, có 70,2 nghìn doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Con số này tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Có 35.607 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng hơn 22% so với cùng kỳ và chiếm xấp xỉ 51% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021.
Theo kết quả khảo sát nhanh do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) tiến hành trên 100 doanh nghiệp qua hình thức trực tuyến, có đến 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong đợt dịch thứ 4 này.
GDP dự báo tăng 7%, Việt Nam vẫn là điểm sáng tăng trưởng kinh tế trên thế giới
Trong đó, có bị thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; phải cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%...
Thiếu vốn và giá nguyên liệu tăng lên chưa biết điểm dừng, chi phí sản xuất tăng cao là những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay, khiến cho sức cạnh tranh thị trường giảm. Nhiều doanh nghiệp muốn tái cấu trúc, chuyển đổi sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số đẩy mạnh mua bán online… nhưng lại kẹt về vốn.
Các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động lần thứ nhất vẫn chưa cho thấy tác động rõ nét đến doanh nghiệp, mức độ hấp thụ của doanh nghiếp rất thấp.
Theo HUBA, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất… dù có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền nhưng thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên vẫn chưa đủ để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Chuyên gia kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng đã bắt đầu nếm trải khó khăn trước tình trạng dịch bệnh kéo dài.
Những khó khăn này đến từ việc tổng cầu suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, như giá năng lượng, giá thuê đất, giá cả sản xuất tăng nhanh.
Ngoài ra, những biện pháp phòng chống dịch thiếu nhất quán giữa các địa phương cũng đang ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển, logistics, cũng như có khả năng làm đứt gẫy chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp...
Từ những nhận định trên, PGS. TS. Tô Trung Thành khẳng định, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% mà Chính phủ đề ra từ đầu năm là không thể đạt được.
“Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong cả năm như đã đề ra, theo tính toán, tăng trưởng 6 tháng cuối năm phải đạt hơn 7%. Đây là một con số rất áp lực trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và nguồn cung vaccine còn hạn chế”, PGS. TS. Tô Trung Thành chia sẻ với báo Thế giới và Việt Nam.

Chuyên gia kiến nghị cách giải bài toán khó cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Theo ông Thành, ở thời điểm hiện tại, dù thực hiện “mục tiêu kép”, Việt Nam cần tập trung ưu tiên hơn cho chống dịch. Vì dịch bệnh lan rộng có thể phá hủy những thành tựu kinh tế trong 6 tháng đầu năm, làm ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế.
Chính Covid-19 đã chứng minh sức mạnh nền kinh tế Việt Nam
Để làm được điều này, PGS. TS Tô Trung Thành lưu ý về 7 khuyến nghị sau:
Thứ nhất, có biện pháp quyết liệt, kịp thời để kiềm chế sự lây lan dịch bệnh, đẩy nhanh độ bao phủ vaccine trong toàn dân, kết hợp với việc nâng cao ý thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh.
Thứ hai, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là một động lực quan trọng cho tăng trưởng khi đầu tư khu vực tư nhân còn rất khó khăn.
Thứ ba, chính sách hỗ trợ tín dụng nên nhắm đến cả các doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng có độ lan tỏa lớn, có tác động tích cực đến các ngành, các lĩnh vực khác để từ đó thúc đẩy sản xuất của cả thị trường.
Thứ tư, cần hướng dòng tiền vào khu vực sản xuất thực, kiểm soát cung tiền nhưng cho phép nới lỏng tín dụng hơn ở các ngân hàng thương mại đảm bảo các điều kiện về an toàn. Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” của các thị trường tài sản.
Thứ năm, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi đại dịch cần được thực hiện một cách tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, bám sát với nhu cầu của doanh nghiệp hơn.
Việt Nam: Khủng hoảng y tế sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế
Cần phân loại ngành nghề hỗ trợ, dựa trên những đặc điểm như tính lan tỏa, tác động tích cực tới các ngành, lĩnh vực khác; tạo nhiều công ăn việc làm; có khả năng phục hồi sau đại dịch.
Thứ sáu, giảm thiểu các thủ tục đối với doanh nghiệp khi lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ, điển hình là yêu cầu phải chứng minh tài chính chi tiết, chứng minh về việc không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương.
Thứ bảy, cần thực hiện những giải pháp mang tính dài hạn để chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất lượng tăng trưởng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ số. Điều này sẽ giúp nền kinh tế có thể duy trì sản xuất trong đại dịch, hồi phục nhanh chóng sau đại dịch và tiến tới phát triển bền vững.
Thảo luận