Thông tin bất ngờ về hiệu quả của vaccine Nanocovax do Việt Nam sản xuất

Những thông tin mới nhất về vaccine Nanocovax “made in Vietnam”, hiệu quả bảo vệ, khả năng chống virus SARS-CoV-2, nhất là trung hòa biến thể Delta nguy hiểm.
Sputnik
Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, Việt Nam sẽ có vaccine chống Covid-19 nội địa đầu tiên trong quý IV năm nay.
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng thêm 15 ngày - đến 6h ngày 23/8/2021.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam vừa họp đột xuất xem xét Tờ trình của Chính phủ về loạt giải pháp cấp bách chống dịch Covid-19.
Ngày 6/8, Việt Nam ghi nhận 8.324 ca mắc Covid-19 mới, thêm 4.292 bệnh nhân khỏi bệnh và 296 ca tử vong.

Đã có hơn 8 triệu người Việt Nam được tiêm vaccine

Theo số liệu cập nhật về tình hình dịch Covid-19 của Bộ Y tế, tối ngày 6/8, trên toàn quốc phát hiện thêm 4.315 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên thành 8.324. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam đã có 193.381 ca mắc nCoV.
Hôm nay có thêm 4.292 bệnh nhân khỏi bệnh, tổng số ca bình phục của Việt Nam là 62.332 trường hợp. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 18 ca nguy kịch cần can thiệp ECMO, 518 trường hợp nặng được điều trị tích cực ICU. Bộ Y tế vừa công bố thêm 296 ca tử vong (2721-3016) tại 17 tỉnh từ 1/8-6/8.
Số lượng xét nghiệm ngành y tế đã thực hiện tính đến nay là 6.861.784 mẫu cho 19.403.096 lượt người. Đặc biệt, Việt Nam đã tiêm chủng được 8.061.116 liều (mũi 1 là 7.241.093, mũi 2 là 820.023 liều).
Người đến làm xét nghiệm chủ yếu là lái xe và người có nhu cầu đến các địa phương khác.

Hà Nội chính thức giãn cách xã hội thêm 15 ngày

Chiều nay, 6/8, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký Công điện hỏa tốc số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn thủ đô để phòng chống dịch Covid-19.
Chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 dịch vụ tại Việt Nam, nói không với ‘bồi dưỡng’ sau tiêm
Chủ tịch Hà Nội nêu rõ trong công điện yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 17 (ngày 23/7/2021), tiếp tục giám sát chặt nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó”.
Lãnh đạo Hà Nội đề nghị bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.
“Chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thật sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp bách cần thiết khác theo yêu cầu gắn với trách nhiệm của người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị và việc kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp tại cơ sở”, công văn nêu rõ.
Nhấn mạnh công tác phòng chống dịch tại Hà Nội phải được thực hiện “từ gốc”, với sự tự giác chấp hành ủng hộ của nhân dân, xã hội.
Đối với khu vực “vùng xanh” – không có dịch, Chủ tịch Chu Ngọc Anh yêu cầu người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, chủ động lập chốt bảo vệ vùng xanh, ngăn chặn, phòng ngừa dịch khi dịch bệnh chưa xảy ra, phát huy sự vào cuộc của quần chúng nhân dân trong giữ gìn an toàn cho khu dân cư.
“Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh”, đồng chí Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Các “vùng da cam” - các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu chỉ cho hoạt động khi đảm bảo các quy định phòng chống dịch. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, mỗi cán bộ công chức, người lao động cần khai báo y tế bằng mã QR Code khi đi làm, lao động, mua sắm.
Đặc biệt, đối với “vùng đỏ” – ông Chu Ngọc Anh yêu cầu chính quyền cơ sở cần quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ. Người dân được yêu cầu chấp hành nghiêm các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở. Nhanh chóng kiểm soát, khống chế dịch trong thời gian ngắn nhất đối với khu vực này.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam nhận thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19
Công điện hỏa tốc của UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu tăng tốc xét nghiệm, đánh giá lại năng lực xét nghiệm, tổ chức điều phối, chuyển mẫu nhanh, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý toàn bộ quy trình từ khi lấy mẫu đến khi trả kết quả.
“Căn cứ mức độ lây lan và tình hình dịch bệnh trên từng địa bàn để quyết định các phương pháp xét nghiệm đảm bảo hiệu quả, an toàn và chính xác”, lãnh đạo thành phố nhấn mạnh và đề cập triển khai thử nghiệm việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu dưới sự giám sát của ngành y tế.
Chủ tịch Chu Ngọc Anh chỉ đạo sẵn sàng các phương án cao nhất cho điều trị, đảm bảo đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất. Hà Nội cũng xem xét đến việc huy động cả nguồn lực y tế tư nhân, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân.
Theo công điện, Hà Nội rà soát và trưng dụng các khu nhà ở, cơ sở giáo dục, công trình xây dựng… đủ điều kiện để làm cơ sở thu dung người nhiễm Covid-19 (không triệu chứng) với công suất chuẩn bị 30.000 giường và tiếp tục rà soát để có thể nâng công suất lên 50.000 giường khi cần thiết.
“Phải tổ chức tiêm vaccine nhanh, an toàn, hiệu quả, sử dụng phần mềm tiêm chủng, hướng dẫn người dân chủ động chuẩn bị, khai các thông tin đầy đủ trước khi đi tiêm, hướng dẫn những trường hợp đã có hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, người không có bệnh nền, ký cam kết để giảm thời gian sàng lọc”, công điện lưu ý.
Chủ tịch Hà Nội đề cập đến vai trò giám sát, kiểm tra. Động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt và nhân rộng các mô hình, cách làm tốt, hiệu quả trong phòng, chống dịch. Nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Lãnh đạo Hà Nội đặc biệt yêu cầu không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, mất ổn định thị trường, tiến hành bình ổn giá, không để xảy ra khan hàng, sốt giá, thiếu hàng hóa, hàng kém chất lượng gây hoang mang dư luận.
“Bảo đảm không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe, tinh thần cho Nhân dân ở mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết, đảm bảo công tác an sinh xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn”, Chủ tịch Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Chính phủ Việt Nam đề xuất loạt giải pháp cấp bách chống dịch Covid-19

Chiều nay, ngày 6/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp đột xuất xem xét tờ trình của Chính phủ về giải quyết các cơ chế, chính sách vượt thẩm quyền để đẩy mạnh công tác phòng, chống Covid-19.
Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để cùng tham gia ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.
Đại dịch COVID-19
Thêm 4.267 ca nhiễm Covid-19, TP.HCM có một ổ dịch mới bùng phát trong khu phong tỏa
“Căn cứ vào tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn quy định tại những văn bản này”, dự thảo nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Chính phủ cho phép địa phương chủ động áp dụng linh hoạt biện pháp hạn chế phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định và tại một số khu vực, địa bàn cần thiết.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề cập đến biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị trong tình trạng khẩn cấp để ngăn chặn kịp thời dịch lây lan trong phạm vi địa phương thuộc quyền quản lý.
Chính phủ yêu cầu địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 không để người dân tự phát rời khỏi địa phương.
“Đặc biệt, áp dụng nghiêm chế tài theo quy định của pháp luật, kể cả xử lý hình sự, đối với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chống đối thực hiện biện pháp phòng, chống dịch đã được ban hành”, dự thảo nhấn mạnh.
Liên quan đến chiến lược vaccine của Việt Nam, Chính phủ khẳng định việc “ngoại giao vaccine” đang được thực hiện bằng mọi biện pháp để đáp ứng yêu cầu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
Cùng với đó, Chính phủ giao Bộ Y tế kịp thời phân bổ vaccine Covid-19 cho các tỉnh, thành phố có nhiều người nhiễm, tình hình dịch phức tạp, lây lan nhanh, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp, công nhân. Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý, Bộ Y tế và các địa phương cần linh hoạt hướng dẫn đối tượng được tiêm cho phù hợp tình hình.
Đối với các biện pháp chống dịch chung, Chính phủ nhấn mạnh, Bộ Y tế cùng các địa phương được giao xây dựng 3 kịch bản ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng bảo đảm công tác y tế trên toàn quốc. Đồng thời, Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù trong việc cấp giấy đăng ký lưu hành và thông quan thuốc, vaccine phòng Covid-19.
Một chiến sĩ Công an TP.HCM hy sinh khi làm nhiệm vụ chống Covid-19
Cụ thể, khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành, trường hợp không có giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm đối với thuốc, vaccine nhập khẩu thì được thay thế bằng giấy tờ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp chứng minh thuốc, vaccine đã được cấp phép lưu hành.
“Đối với thuốc điều trị, vaccine phòng Covid-19 sản xuất trong nước đang thực hiện thử lâm sàng nhưng đã có kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả sẽ được sử dụng để xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện”, dự thảo nêu rõ.
Tại cuộc họp đột xuất chiều nay, cho ý kiến về dự thảo nghị quyết của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc ban hành văn bản này là “rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhắc lại, theo Nghị quyết 30 của Quốc hội, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng chủ động quyết định biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sputnik Việt Nam cũng đã thông tin về vấn đề này.
Đối với việc áp dụng biện pháp cấp bách chống dịch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cụ thể hóa hơn nữa các biện pháp để địa phương thực hiện nhất quán. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo nghị quyết không nên dùng các từ không rõ nội hàm như “sớm hơn”, “cao hơn” để tránh cách hiểu không thống nhất, gây lúng túng cho địa phương khi áp dụng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng từ ngữ không rõ ràng, chung chung thậm chí còn có thể tạo ra sự tùy tiện hoặc áp dụng vượt mức cần thiết, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đời sống người dân.
Điển hình như biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định thì nên quy định và phân rõ cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với phạm vi và mức độ của dịch bệnh cụ thể.
Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh “cần giới hạn thời gian tối đa bao lâu, nếu vượt quá mức này phải báo cáo Thủ tướng quyết định”.

Vaccine Nanocovax “made in Vietnam” hiệu quả đến 90%?

Sáng 6/8, Chủ tịch Công ty Nanogen Hồ Nhân đã có báo cáo hỏa tốc cập nhật kết quả nghiên cứu Nanocovax gửi Bộ Y tế.
Theo đó, qua các nghiên cứu, thẩm định và so sánh hiệu quả miễn dịch giữa nhóm tiêm vaccine Nanocovax và nhóm đã điều trị khỏi Covid-19, chế phẩm vaccine do Nanogen sản xuất cho thấy hiệu quả bảo vệ là 90%.
Đại dịch COVID-19
Thêm 3.578 ca Covid-19, tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Quốc phòng 'chi viện' gấp
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vaccine Nanocovax bắt đầu diễn ra từ ngày 26/2, trên 560 tình nguyện viên, chia thành 4 nhóm gồm nhóm tiêm giả dược, nhóm tiêm liều 25 mcg, nhóm tiêm liều 50 mcg và nhóm tiêm liều 75 mcg.
Trong báo cáo của mình, Nanogen trình bày một số kết quả phân tích khác chứng minh khả năng ngăn ngừa virus của vaccine. Theo ông Nhân, Nanocovax cũng được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ghi nhận rằng, bước đầu có khả năng trung hòa biến thể Delta. Do vậy, công ty đề nghị Bộ Y tế cấp phép khẩn cấp cho Nanocovax.
Theo PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế, Hội đồng sẽ làm việc trong thời gian ngắn nhất để đề nghị Bộ trưởng Y tế cấp phép khẩn cấp cho vaccine, khi Hội đồng đạo đức thông qua kết quả nghiên cứu. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, Việt Nam sẽ có vaccine phòng, chống Covid-19 nội địa đầu tiên trong quý IV năm nay.
Nanocovax là chế phẩm vaccine ngừa Covid-19 do Công ty Nanogen phát triển. Vaccine này đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên các tình nguyện viên Việt Nam tròn độ tuổi từ 18 tuổi. Trước đó, vào cuối tháng 7, Nanogen đã đăng tải kết quả nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và hai dưới dạng bản thảo trên Biorxiv và Medrxiv.
Được biết, Biorxiv và Medrxiv là hai nền tảng trực tuyến lưu trữ và phân phối các bản thảo liên quan tới y học, lâm sàng và các lĩnh vực liên quan y tế. Các kết quả nghiên cứu được đăng tảo giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về công nghệ, chỉ ra các điểm tốt và hạn chế trong thử nghiệm của vaccine Nanocovax.
Vaccine Nanocovax.
Đại diện Học viện Quân y cho biết, tính đến tối 5/8, có 8.500 tình nguyện viên từ cả 2 miền đã tiêm thử nghiệm mũi 2 vaccine Nanocovax. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba Nanocovax được thực hiện trên 13.000 người, tại Hà Nội, Hưng Yên, Tiền Giang, Long An.
Như vậy, số người chưa tiêm mũi 2 thử nghiệm là 4.500 người. Vì các tỉnh phía nam đang bùng phát dịch bệnh nên việc tiêm liều 2 tại các tỉnh miền Nam gặp khó khăn hơn so với miền Bắc. Việc tiêm thử nghiệm đang được đẩy mạnh để đảm bảo hoàn thành trước ngày 15/8.
Đại dịch COVID-19
Không ai tử vong sau tiêm Nanocovax, Vingroup tặng thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir
Trước đó, trong buổi họp báo ngày 2/8 do Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì, đại diện Bộ Y tế đề nghị Nanogen tiếp tục theo dõi 1.000 người thử nghiệm giai đoạn 3a và 12.000 người thử nghiệm giai đoạn 3b, nhanh chóng hoàn thành và gửi báo cáo dữ liệu nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 và bước đầu giai đoạn 3 trước ngày 15/8.
Tại đây, công ty Nanogen báo cáo kết quả phân tích mẫu máu ngày thứ 42 của 1.000 tình nguyện viên pha 3a cho thấy, 100% người tiêm vaccine Nano Covax có kháng thể trung hòa Surrogate trên ngưỡng 30%, 99.2% đối tượng chuyển đổi huyết thanh của kháng thể IgG kháng Protein S gấp 4 lần.
Hội đồng đạo đức và Hội đồng cấp phép sẽ căn cứ các kết quả này để xem xét cấp phép khẩn cấp cho Nanocovax.
Như Sputnik đã thông tin, đến ngày 4/8, Bộ Y tế đã tiếp tục tham vấn ý kiến từ các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới, các chuyên gia Hàn Quốc về quá trình thử nghiệm lâm sàng và vấn đề cấp phép khẩn cấp cho vaccine.

Bộ Y tế họp thẩm định vaccine Nanocovax vào ngày mai 7/8

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, ngày mai 7/8, Bộ sẽ họp Hội đồng thẩm định pha 2 vaccine Nanocovax.
Trước đó, các nhà khoa học tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đánh giá hiệu giá kháng thể trung hoà virus bằng PRNT50 của những người đã tiêm vaccine Nanocovax, so sánh với người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh.
Việt Nam đang xem xét cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax của Nanogen
Theo đó, nhóm nghiên cứu lấy mẫu máu của 112 tình nguyện viên tại thời điểm 42 ngày sau tiêm mũi 1 vaccine Nano Covax, sau đó thực hiện xét nghiệm trung hoà giảm đám hoại tử (PRNT) với virus SARS-CoV-2 sống trên nuôi cấy tế bào (PRNT 50) tại phòng xét nghiệm của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đánh giá này là thước đo để phát hiện và đo lường các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus hay không. Trong môi trường phòng thí nghiệm, máu của người tiêm vaccine được pha loãng, trộn chung với virus sống để đánh giá hiệu quả bảo vệ.
Kết quả này được đem ra so sánh với 16 mẫu huyết thanh của nhóm bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh, thu thập tại thời điểm trung bình 36,4 ngày từ khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trong số các bệnh nhân này có 1 trường hợp không triệu chứng; 3 trường hợp mức độ nhẹ và 12 trường hợp có mức độ trung bình trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu giá kháng thể trung hoà của vaccine Nanocovax cao gấp hơn 2 lần so với nhóm khỏi bệnh, tương đương hiệu quả bảo vệ là 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng. Đặc biệt, hàm lượng kháng thể đặc hiệu của người tiêm vaccine Nanocovax sau 3 tháng vẫn cao hơn nhóm khỏi bệnh.
Hiện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tiếp tục nghiên cứu đánh giá hiệu quả của vaccine Nanocovax trên biến thể Delta (Ấn Độ). Kết quả bước đầu cho thấy vaccine Nanocovax có khả năng trung hoà biến chủng này. Đây là những tín hiệu hết sức khả quan, bước đầu đối với vaccine do Việt Nam sản xuất ngừa Covid-19.
Thảo luận