Dịch COVID-19 tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam

Điều khá dễ hiểu là chủ đề chính của các bài báo và phóng sự về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần vừa qua là sự bùng phát dịch COVID-19 với mức độ tàn khốc và những hậu quả của nó đối với nền kinh tế Việt Nam.
Sputnik
Ngoài vấn đề này, tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài» của Sputnik cũng sẽ cung cấp thông tin về các vấn đề trong quan hệ quốc tế và nêu bật những thành tựu kinh tế của Việt Nam.

Vắc xin đến hơi muộn

Reuters đưa ra nhiều thông tin về các sự kiện ở Việt Nam. Hãng tin cho biết rằng, Hà Nội đã gia hạn các biện pháp hạn chế đến ngày 22 tháng 8. Trong nỗ lực đối phó với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất, khoảng một phần ba trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam đang tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Hãng tin này thông báo về việc giảm thời gian cách ly bắt buộc khi đến Việt Nam đối với du lịch nước ngoài đã được tiêm phòng đầy đủ từ hai tuần xuống còn bảy ngày. Reuters dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc chiến dịch tiêm chủng chống Covid-19 ở Việt Nam còn quá chậm chạp. Chỉ có 744 nghìn người được tiêm chủng đầy đủ, tức chưa đến 1% dân số.
Việt Nam sẽ đẩy lùi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4
Tờ The Star viết về việc Bộ trưởng yêu cầu Giám đốc Phái đoàn USAID Việt Nam sớm có những tác động để thúc đẩy tiến trình cung ứng vắc xin Pfizer. Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vắc xin Covid-19 và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều, nhưng, hầu hết các liều vắc xin sẽ được giao vào quý cuối năm nay, trong khi đó, đến nay Việt Nam chỉ nhận được khoảng 1 triệu liều. Bộ trưởng cũng yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam máy thở chức năng cao để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và hỗ trợ thêm tủ cấp đông âm sâu để bảo quản vắc xin.
Yahoo Finance đưa tin rằng, Vingroup và Arcturus Therapeutics đã ký hợp đồng thành lập tại Việt Nam cơ sở sản xuất vắc xin Arcturus COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vắc xin đầu tiên vào đầu năm 2022.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giá hàng hóa tăng

Các ấn phẩm nước ngoài viết về tác động của cuộc khủng hoảng covid ngày càng gia tăng đến mọi mặt lên nền kinh Việt Nam. Bloomberg cho biết rằng, sản xuất và xuất khẩu nông sản sang các thị trường chính bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Hoa Kỳ sẽ giảm 30% trong nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái vì miền Nam Việt Nam, nơi tập trung phần lớn sản lượng, đang vật lộn với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay. Các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đang "bóp nghẹt" ngành thủy sản Việt Nam. Khoảng 70% công ty ở miền Nam đã tạm ngừng hoạt động. Do chi phí cao hơn các công ty này không thể thực hiện yêu cầu của Chính phủ áp dụng "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ). Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), khoảng 30-35% doang nghiệp ngành thời trang, may mặc trong nước hiện đã đóng cửa.
Samsung sắp bán nhà máy gia công linh kiện iPhone ở Việt Nam?
Các công ty điện tử bao gồm Samsung và Foxconn cũng đang gặp khó khăn trong việc sản xuất do những hạn chế ở các khu vực của Việt Nam, Splash247 đưa tin. Trung tâm sản xuất tại Việt Nam bị đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng giày thể thao Nike và Adidas cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.
"Vấn đề là ở chỗ, không giống như các đợt lây nhiễm COVID-19 trước đây, đợt dịch lần này đã đánh vào trung tâm kinh tế của Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực công nghiệp", - AFR dẫn lời chuyên gia kinh tế. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và sinh kế của người dân, cũng như các ngành công nghiệp may mặc, giày dép và điện tử toàn cầu. Các biện pháp hạn chế kéo dài ở Việt Nam có thể dẫn đến việc giá các mặt hàng như giày Nike và điện thoại Apple sẽ tăng. Tuy nhiên, Adidas hy vọng sẽ nối lại sản xuất tại Việt Nam sau khi kết thúc các biện pháp mạnh để phòng chống COVID-19 được lên kế hoạch đến ngày 15/ 8, trong khi đó họ đang làm việc để phân bổ lại sản xuất cho các trung tâm khác, Reuters đưa tin.
Nguồn tin Seafood Source cho biết rằng, ít nhất 103 nhà máy chế biến thủy sản ở miền Nam Việt Nam đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh do lệnh phong tỏa, và chỉ 82 nhà máy có thể thực hiện yêu cầu của Chính phủ áp dụng "3 tại chỗ". Nikkei Asia Review viết về nhu cầu giao hàng tận nhà đã tăng vọt, nhưng, khối lượng dịch vụ này giảm do nhiều tài xế, shipper chưa tiêm vắc xin và tăng giá loại dịch vụ này. ICIS viết rằng, thị trường hóa dầu của Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp hạn chế giao thông được áp dụng để ngăn chặn các ca nhiễm biến thể Delta.

Việt Nam thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới

Nhưng có cả một số tin tốt trên các phương tiện truyền thông nước ngoài. Tờ The Star viết rằng, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh trên thị trường may mặc toàn cầu và trở thành nhà xuất khẩu hàng may sẵn (RMG) lớn thứ hai thế giới. Việt Nam đã đa dạng hóa giỏ hàng xuất khẩu trong lĩnh vực hàng may sẵn, không chỉ sản xuất các mặt hàng cấp thấp với mức giá rẻ mà còn cả các mặt hàng trung cấp đến cao cấp.
Nikkei Asia Review cho rằng,  Việt Nam đang nổi lên như một chiến trường công nghệ tài chính tiếp theo ở Đông Nam Á và viết về ứng dụng MoMo (Ví điện tử Mobile Money) đã trở nên phổ biến trong nước, cũng như về các thủ thuật của MoMo để duy trì vị trí dẫn đầu trước các đối thủ lớn khác.
Bà Kamala Harris sẽ mang bất ngờ gì đến Việt Nam?
Yahoo Finance viết rằng, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục tư nhân và thúc đẩy trẻ em Việt Nam học trường song ngữ để sau đó đi du học bằng tiếng Anh tại các trường đại học trọng điểm, mà hiện nay Việt Nam đứng thứ tư ở châu Á về số lượng du học sinh ở các nước nói tiếng Anh.

Từ khóa - cân bằng và ổn định

Tờ Global Times có bài viết về các chuyến thăm Việt Nam của những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ. Gần đây Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã đến thăm Hà Nội để hội đàm về hợp tác quân sự và an ninh. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ đến Việt Nam vào cuối tháng này trong chuyến công du đầu tiên đến châu Á. “Các chuyến thăm này cho thấy rõ rằng, Hoa Kỳ đang tập trung nỗ lực nhằm hợp tác với Việt Nam. Tại cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Austin bày tỏ ý muốn của Washington nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, nhưng Hà Nội không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Điều này cho thấy rằng, Việt Nam không muốn cải thiện quan hệ với Washington trước tình hình bất ổn cả bên trong và bên ngoài. Ban lãnh đạo mới của Việt Nam tuân thủ chính sách đối ngoại độc lập, đa phương hóa và đa dạng hóa. Trong những năm qua, Hà Nội đã rút ra bài học kinh nghiệm rằng, sự ổn định chính trị là điều tối quan trọng và việc duy trì sự cân bằng gắn liền với việc đảm bảo sự phát triển ổn định. Cân bằng giữa các cường quốc là lựa chọn thực tế nhất cho Việt Nam trong tương lai. Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình đại dịch nghiêm trọng và cần một môi trường hòa bình để đạt được mục tiêu kép là ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và ổn định nền kinh tế”, tác giả bài báo nhận xét.
Thảo luận