Trung Quốc vượt qua Mỹ về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo?

Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng bài báo trong lĩnh vực khoa học tự nhiên được trích dẫn nhiều nhất. Các chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản đã tính toán mức trung bình số trích dẫn nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của hai quốc gia trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019.
Sputnik
Hóa ra, các nhà khoa học Trung Quốc chiếm 24,8% số bài báo trong top 10% được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, trong khi các nhà khoa học Mỹ chỉ chiếm 22,9%.
Như vậy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng công trình khoa học được trích dẫn nhiều nhất. Các nhà khoa học Trung Quốc đã xuất bản và công bố 40.219 công trình, trong khi các nhà khoa học Mỹ đã công bố 37.124 công trình. Điều đáng chú ý không chỉ là số lượng công trình khoa học, mà là những tiến bộ mà Trung Quốc đã đạt được trong thập kỷ qua. Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tăng số lượng các bài báo khoa học có trích dẫn nhiều nhất tăng gấp 5 lần. Để so sánh, Hoa Kỳ chỉ tăng con số này lên 3%. Mỹ tiếp tục dẫn đầu về khoa học sinh học. Còn Trung Quốc đã đạt được thành công lớn nhất trong khoa học vật liệu, hóa học và kỹ thuật.
Ở Mỹ có ý kiến kêu gọi ngăn chặn Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Ví dụ, Bắc Kinh đã lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Xét về tổng số bài báo khoa học về AI, Trung Quốc từ lâu đã vượt qua Mỹ. Từ năm 2012 đến năm 2021, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố 240 nghìn công trình khoa học trong lĩnh vực này, còn các nhà khoa học Mỹ chỉ có 150 nghìn công trình. Cho đến gần đây, Hoa Kỳ đã dẫn đầu thế giới về các nhà khoa học trích dẫn cao toàn cầu. Tuy nhiên, vào năm 2020, theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ về số trích dẫn nghiên cứu học thuật liên quan đến AI, chiếm 20,7% tổng số nghiên cứu, cao hơn so với 19,8% của Mỹ. Sự hiện diện của các chuyên gia Trung Quốc tại các hội nghị khoa học quốc tế ngày càng lớn. Ví dụ, trong tổng số các bài thuyết trình được công bố tại Hội nghị quốc tế về hệ thống xử lý thông tin mạng thần kinh nhân tạo năm 2019, số lượng lớn nhất thuộc về các nhà khoa học Trung Quốc (29%). Người Mỹ đứng thứ hai (20%).
Trí tuệ nhân tạo

Vai trò chiến lược

Trung Quốc coi trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng về mặt chiến lược. Năm 2017, Trung Quốc đã công bố Kế hoạch Phát triển Trí tuệ Nhân tạo Thế hệ Mới đến năm 2030. Theo kế hoạch, đến thời điểm này, Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo lớn nhất thế giới trong lĩnh vực AI. Ngành này sẽ thu hút được 150 tỷ USD và các ngành liên quan - 1,5 nghìn tỷ USD. Văn bản chính sách này được bổ sung bởi các chỉ thị cụ thể hơn của chính phủ trung ương, các bộ ngành và ban ngành. Ví dụ, theo kế hoạch 3 năm phát triển AI, cần phải kích thích phát triển các sản phẩm thông minh như ô tô thông minh, robot thông minh và máy bay không người lái, hệ thống nhận dạng giọng nói, máy y tế về chẩn đoán hình ảnh.
Mỹ không muốn từ bỏ vũ khí tự động vì lo sợ bị Trung Quốc vượt mặt về trí tuệ nhân tạo

Hệ thống City Brain là gì?

Trung Quốc đã đạt được thành công không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết trí tuệ nhân tạo, mà còn có những ứng dụng thiết thực của AI trong cuộc sống. Ví dụ, kể từ năm 2016, hệ thống City Brain của Alibaba giám sát tất cả phương tiện giao thông tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc. Kết quả của việc áp dụng hệ thống "thông minh" đã giúp giảm thiểu 15% tỷ lệ ùn tắc. Sau đó, nhiều thành phố của Trung Quốc bắt đầu sử dụng những "cảm biến thông minh" và thuật toán AI để tối ưu hóa nền kinh tế đô thị của họ. Ví dụ, nhờ việc sử dụng hệ thống phân tích video từ camera nhận diện khuôn mặt cũng như các cảm biến khác nhau, bao gồm cả thiết bị IoT lấy dữ liệu ở xa về mức tiêu thụ năng lượng, các cơ quan chức năng có thể giám sát việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Các thuật toán AI của Trung Quốc cũng đã giúp phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để thiết lập một hệ thống toàn quốc về "mã sức khỏe" số. Tất cả những điều này đã giúp ích trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19. Một số công ty Trung Quốc, chẳng hạn như iFlytek, trong hơn 10 năm liên tiếp đứng đầu tại các cuộc thi quốc tế về thuật toán nhận diện giọng nói. Tất cả những thành công này là kết quả của nhiều năm làm việc chăm chỉ của các nhà khoa học Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc về công nghệ Internet Liu Xingliang nói với Sputnik.

Những yếu tố nào tạo nên sự thành công của Trung Quốc trong lĩnh AI?

Một lợi thế cạnh tranh lớn khiến Trung Quốc phát triển mạnh về AI là nguồn dữ liệu dồi dào mà nước này tạo ra. Đến năm 2030, ước tính có khoảng 8 tỷ thiết bị ở Trung Quốc sẽ được kết nối Internet vạn vật (IoT) và sẽ tạo ra nhiều dữ liệu hơn nữa. Dự kiến ​​đến năm 2025, một phần ba dữ liệu của thế giới sẽ được tạo ra ở Trung Quốc. Vì sự tiến bộ trong lĩnh vực AI phụ thuộc vào số lượng và chất lượng dữ liệu, người đứng đầu Sinovation Ventures và cựu Chủ tịch Google Trung Quốc Kai-Fu Lee nhấn mạnh, dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21. Quốc gia nào thu thập nhiều dữ liệu hơn cuối cùng sẽ chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực AI.
Trung Quốc và Mỹ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI, Nga đứng đầu quá trình điều chỉnh hoạt động này
Mỹ vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nghiên cứu cơ bản. Ví dụ: các nền tảng nguồn mở để học máy mà các nhà phát triển khắp thế giới đang sử dụng đều được sản xuất bởi các công ty Mỹ như Google, Facebook và những công ty khác. Các chip cần thiết để thực hiện các phép tính phức tạp cũng được các công ty Mỹ phát triển. Nhìn chung, nếu kết hợp lực lượng của hai nước, các nhà khoa học có thể đẩy nhanh tiến độ các dự án trong lĩnh vực AI, chuyên gia Liu Xinliang chắc chắn.

Tuy nhiên, yếu tố chính trị có thể gây cản trở

Những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực AI gây sự lo ngại của Washington. Báo cáo của Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về Trí tuệ Nhân tạo được trình lên Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ vào mùa xuân năm nay cảnh báo nguy cơ Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ trong lĩnh vực AI, kêu gọi Washington tăng cường đầu tư vào AI. Chủ đề chính trong báo cáo là như sau: các hệ thống AI có thể trở thành vũ khí ưu tiên hàng đầu trong các cuộc xung đột tương lai. Cần lưu ý rằng, trong nhiều thập kỷ Hoa Kỳ đã dựa vào sự phát triển của các thiết bị quân sự "hạng nặng" - tàu chiến, tàu sân bay, v.v. và đã tụt hậu so với Trung Quốc trong việc ứng dụng các công nghệ AI trong lĩnh vực quân sự. Các tác giả của báo cáo cảnh báo rằng, vẫn còn chưa quá muộn, nhưng nếu điều này tiếp tục, Trung Quốc với các máy bay không người lái tấn công theo kiểu "bầy đàn" sẽ có thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột quân sự tiềm tàng chống lại hạm đội hùng mạnh của Mỹ. Để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ AI ở Trung Quốc, Mỹ nên duy trì vị thế dẫn đầu về chip trong ít nhất hai thế hệ sắp tới. Theo báo cáo, Mỹ nên tiếp tục chính sách hạn chế cung cấp thiết bị để sản xuất chip thế hệ mới nhất và giám sát cẩn thận việc cung cấp các công nghệ cao khác cho Trung Quốc.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Về phần mình, Trung Quốc cũng đang cố gắng chơi trò chơi do người Mỹ áp đặt. Bắc Kinh nhận thấy tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh chính của họ - dữ liệu lớn – và đang tăng cường quản lý các lĩnh vực lưu giữ số liệu, chuyển giao số liệu và bảo vệ thông tin cá nhân.
Thảo luận