Bà Harris tiến hành chuyến công du Đông Nam Á trong tuần này. Trước đó Bloomberg đưa tin rằng, chuyến bay của Phó Tổng thống Hoa Kỳ từ Singapore đến Việt Nam, vốn dự kiến vào thứ Ba, đã bị hoãn tới hơn 3 giờ mà không rõ lý do.
«Đầu giờ chiều nay, chuyến bay của Phó Tổng thống từ Singapore đã hoãn lại sau khi Văn phòng của bà nhận được thông báo về biểu hiện sự cố sức khỏe bất thường gần đây tại Hà Nội, Việt Nam. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, Phó Tổng thống đã quyết định tiếp tục chuyến đi», - phái bộ đại diện ngoại giao thông báo trên trang web của cơ quan này.
Đại sứ quán thông báo rằng phái đoàn Hoa Kỳ do Phó Tổng thống Harris dẫn đầu sẽ đến Việt Nam vào tối thứ Ba.
Vice President Kamala Harris arrives in Hanoi and greets Vietnamese officials on the tarmac pic.twitter.com/Myvv2gbF6z
Hội chứng Havana
Người ta nhận thấy «Hội chứng Havana» vào năm 2016 trong các nhân viên cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ ở Cuba, và vào năm 2017 trong các đồng nghiệp của họ ở Trung Quốc. Các nhà ngoại giao phàn nàn về cơn chóng mặt, có tiếng ồn trong đầu, choáng váng, buồn nôn và những vấn đề về giảm thị lực cũng như chức năng nhận thức.
Các nguồn tin của tờ báo không loại trừ rằng «các cuộc tấn công» sử dụng «năng lượng định hướng» đã là lý do khiến các nhà ngoại giao, sĩ quan tình báo Mỹ và các nhân viên khác bị ốm.
Thủ phạm là ai?
Theo dữ liệu của tờ báo, các quan chức Hoa Kỳ cấp cao ngờ rằng phía Nga dường như phải chịu trách nhiệm về «hội chứng» - giả thiết này dựa trên ý tướng rằng các đặc vụ làm việc cho GRU, cơ quan tình báo quân sự của Nga, đang hướng thiết bị với vi sóng vào các nhà ngoại giao Mỹ, «có lẽ là để đánh cắp dữ liệu từ máy tính hoặc điện thoại thông minh của họ».
«Tuy nhiên, cho đến nay các chuyên gia phân tích và đặc nhiệm tình báo Mỹ vẫn chưa tìm ra bằng chứng cụ thể cho phép họ tuyên bố rằng «thủ phạm» là bức xạ vi sóng hoặc do người Nga gây ra», - tờ báo nhận xét.
Đọc thêm: