Trước đó, có thông tin nói rằng Nga là nước đầu tiên trên thế giới cho máy bay hoạt động bằng động cơ chế tạo theo công nghệ siêu dẫn. Chuyến bay trình diễn của loại máy bay này vừa diễn ra tại Triển lãm hàng không MAKS-2021.
"Tất cả các kế hoạch đều được thể hiện trong chương trình thử nghiệm, sẽ kéo dài đến nửa đầu năm 2022. Tất nhiên, thời hạn không cứng nhắc mà còn tùy thuộc vào những khó khăn mà chúng tôi sẽ gặp phải trong các chuyến bay thử. Ngay sau khi mọi việc theo kế hoạch hoàn thành, chúng tôi sẽ tháo dỡ thiết bị khỏi phòng thí nghiệm bay và hoạch định kế hoạch sử dụng loại máy bay này tiếp theo”, - ông Gordin nói.
Hiện tại, phòng thí nghiệm bay đã được đưa từ Zhukovsky là nơi tổ chức MAKS-2021 về Novosibirsk, nơi sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay thử nghiệm. Các nhà thiết kế sẽ phải thử nghiệm hoạt động của máy bay và hệ thống động cơ ở các chế độ bay khác nhau, trong các điều kiện rung lắc và quá tải khác nhau.
“Cần phải hiểu được công suất phát điện thay đổi như thế nào ở các độ cao khác nhau”, - ông Gordin giải thích.
Ông cũng nói rõ rằng hệ thống máy động lực hỗn hợp này chưa áp dụng trên bất kỳ loại máy bay nào, mà mới chỉ được chế tạo ra để thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ.
Các cuộc thử nghiệm hệ thống truyền động hỗn hợp nằm trong cấu trúc thành phần của máy bay được triển khai từ tháng 2 tại Novosibirsk.
Đối với các chuyến bay thử nghiệm, một trong ba động cơ Yak-40 nằm ở phần đuôi máy bay đã được thay thế bằng động cơ turbin trục chạy khí với máy phát điện do CIAM liên kết với Đại học Kỹ thuật Hàng không Ufa phát triển. Và trong "mũi" phòng thí nghiệm bay lắp đặt một động cơ điện sử dụng hiệu ứng siêu dẫn ở nhiệt độ cao và một hệ thống đông lạnh (cryogenic), được phát triển bởi công ty ZAO SuperOx theo đơn đặt hàng của Quỹ Nghiên cứu tiên tiến Nga.