Việt Nam đón tin vui về nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19

Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot. Đây là tin vui trong nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam.
Sputnik
Tình hình dịch Covid-19 của Việt Nam: Chiều 2/9, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, Việt Nam ghi nhận 13.197 ca dương tính với coronavirus, thêm 10.062 người khỏi, 271 ca tử vong.
TP.HCM đang xem xét khả năng có thể tuyển dụng các F0 đã khỏi Covid-19 tham gia công tác phòng chống dịch.

Thông tin đáng chú ý về dịch Covid-19 của Việt Nam hôm nay

Ngày 2/9, Bộ Y tế công bố thêm 13.197 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở 39 tỉnh, thành phố, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của cả nước lên thành 486.727 trường hợp.
Việt Nam hiện đã vươn lên vị trí thứ 55 thế giới về tổng số ca mắc nCoV. Trong khi đó, nếu xét theo tỷ lệ nhiễm coronavirus trên 1 triệu dân, Việt Nam hiện vẫn đứng ở vị trị thứ 161/222 quốc gia/vùng lãnh thổ với mức 4.951 người mắc/1 triệu dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này của Việt Nam ngày càng tăng theo thời gian…
Số ca Covid-19 tử vong tăng. Nanogen bổ sung dữ liệu vô hiệu hóa chủng Delta của Nanocovax
Trong số 13.197 ca dương tính mới được Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh cập nhật hôm nay, chỉ có 11 ca nhập cảnh, còn lại 13.186 trường hợp là lây nhiễm trong nước.
Trong đó, TP.HCM và Bình Dương vẫn là hai địa phương có tình hình dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất với lần lượt 5.963 và 4.504 ca mắc hôm nay.
Các tỉnh dưới 1.000 ca nhiễm gồm Đồng Nai có 803, Long An 583, Tiền Giang 290, Kiên Giang 122, Đồng Tháp 102.
Các địa phương chỉ ghi nhận 100 ca mắc nCoV gồm có Bình Phước 70, Nghệ An 66, Tây Ninh 62, Khánh Hòa 58, Bà Rịa - Vũng Tàu 57, Quảng Bình 56, An Giang 51, Thanh Hóa 50.
Thủ đô Hà Nội hôm nay ghi nhận thêm 48 ca dương tính với SARS-CoV-2, Đà Nẵng 42, Cần Thơ 42, Bình Thuận 34, Đắk Lắk 34, Thừa Thiên Huế 25, Bình Định 20, Quảng Ngãi 19, Sóc Trăng 13, Cà Mau 11.
Tỉnh Bạc Liêu và Bến Tre mỗi nơi thêm 8 ca,, Trà Vinh 7, Lạng Sơn và Phú Yên mỗi nơi 6, Vĩnh Long 5, Quảng Nam 4 và Đắk Nông mỗi nơi 4 ca nhiễm.
Bắc Ninh, Bắc Giang mỗi nơi thêm 3 ca, Ninh Thuận, Nam Định, Hậu Giang mỗi nơi hai ca nhiễm, tỉnh Thái Bình hôm nay có thêm 1 ca dương tính mới.
Như vậy, chỉ trong vòng 24h qua, số ca dương tính mà Việt Nam phát hiện tăng thêm đến 1.757 trường hợp. Trong đó, TP.HCM tăng thêm 595 ca, Bình Dương tăng đến 1.064 ca, Đồng Nai tăng 44 ca, Tiền Giang tăng 96 ca, Long An giảm 11 trường hợp.
Các địa phương có tình hình dịch đáng lo ngại nhất hiện nay gồm TP.HCM với 232.585 ca mắc, Bình Dương 122.732 ca, Đồng Nai 25.328, Long An 23.221, Tiền Giang 10.136.
Lực lượng y tế huyện Đan Phượng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong khu vực phong tỏa chiều 2/9.
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, hôm nay có thêm 10.602 người được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục của Việt Nam lên thành 259.324.
Hiện Việt Nam đang điều trị cho 215.261 người, trong đó có 6.443 ca nặng. Số bệnh nhân phải thở máy xâm lấn là 858, số ca nguy kịch cần can thiệp ECMO là 26 người.
Về số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, hôm nay có thêm 271 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong của Việt Nam lên thành 12.138.
Đại dịch COVID-19
Thủ tướng 'bất ngờ' xuất hiện ở điểm nóng Covid-19 Thanh Xuân Trung
Đáng chú ý, như đã thông tin, tỷ lệ tử vong của Việt Nam hiện đang ở mức cao hơn của thế giới với mức 2.5% (cao hơn 0,4%) so với mức trung bình trên toàn cầu hiện nay 2,1%.
Đáng chú ý, trong thông báo của Bộ Y tế hôm nay, do nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu của Bệnh viện Dã chiến Phú Thọ (bệnh nhân quê Lào Cai, tử vong do tai nạn giao thông ở Phú Thọ) nên Tiểu ban Điều trị đính chính lại rằng, Lào Cai vẫn chưa ghi nhận ca tử vong nào vì Covid-19.
Về tình hình xét nghiệm, Bộ Y tế cho biết, tổng số xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện là 15.347.523 mẫu cho 35.810.438 lượt người, trong 24h qua đã có thêm 962.340 xét nghiệm cho 1.306.892 lượt người.
Liên quan đến tình hình tiêm chủng, Bộ Y tế cho biết, ngày 1/9, có thêm 302.074 liều vaccine Covid-19 các loại được tiêm, nâng tổng số liều vaccine đã tiêm lên thành 20.542.325 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.660.772 liều, tiêm mũi 2 là 2.881.553 liều.
Hôm nay, Bộ Y tế ra công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố phối hợp đảm bảo điều kiện vận chuyển oxy y tế phục vụ quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngoài ra, tại TP.HCM, Bộ Y tế yêu cầu tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho tất cả người dân ở khu vùng đỏ, vùng cam.
Vùng xanh và vùng vàng sẽ làm xét nghiệm RT-PCR với mẫu gộp 5 cho vùng vàng và mẫu gộp 10 cho vùng xanh. Đồng thời, tổ chức xét nghiệm miễn phí cho đội ngũ shipper từ 5h-6h tại các địa phương.
Ở Hà Nội, trong tối ngày 1/9, quận Thanh Xuân đã bắt đầu di dời 150 cư dân đầu tiên ở ổ dịch phường Thanh Xuân Trung đến khu KTX đại học FPT. Trong hai ngày 2 và 3/9 sẽ tiếp tục di dời.

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội tại vùng có dịch sau ngày 6/9

Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác phòng chống Covid-19 ban hành ngày 1/9 của Hà Nội cho thấy, sau đợt giãn cách thứ ba, Hà Nội sẽ tiếp tục giãn cách ở vùng đỏ, điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 với vùng cam và vùng xanh.
Hải Phòng kiểm soát dịch Covid-19 tốt, LG đầu tư "mạnh tay"
Như vậy, sau đợt giãn cách thứ ba (ngày 6/9) này, Hà Nội sẽ tiếp tục thiết lập ba vùng chia theo các mức độ nguy cơ, đặc điểm địa lý, dân cư, sinh hoạt và sản xuất.
Ba vùng gồm có, khu vực nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam (tập trung các khu vực sản xuất nông nghiệp).
Đồng thời, trên cơ sở phân vùng, khu vực "vùng đỏ" có nguy cơ rất cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao hơn Chỉ thị 16 với nguyên tắc “được phép mới ra đường” và "ai đâu ở đó", dập dịch triệt để.
Thành phố lưu ý, tại các khu vực nguy cơ cao "vùng cam" và nguy cơ thấp hơn "vùng xanh", thành phố điều chỉnh biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực "vùng đỏ".
Những việc này cần bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Vận chuyển các trường hợp F1 đi cách ly.
Hà Nội cũng giao Công an thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn, phụ trách hướng dẫn cụ thể, cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện.
“Công tác phòng, chống Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu hiện nay, trong đó việc thực hiện phương án trên là việc khó, chưa có tiền lệ, do vậy cần đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự thống nhất, tin tưởng của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân Thủ đô để tiếp tục vào cuộc một cách đồng bộ, giữ vững ý chí chiến đấu, quyết tâm, kiên trì thực hiện hiệu quả nhằm sớm đẩy lùi dịch bệnh”, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu.

TP.HCM có thể tuyển F0 chống dịch có trả lương?

Tại cuộc họp báo về công tác chống Covid-19 của TP.HCM, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố cho hay, có thể tuyển dụng F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch.
Đại dịch COVID-19
Có 6.309 bệnh nhân nặng đang điều trị, kinh tế TP.HCM giảm tốc vì Covid-19
Thời gian qua, cả Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên từng nhiều lần đưa ra lời kêu gọi F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch.
Nhấn mạnh các F0 đã khỏi bệnh, xuất viện là nguồn lao động rất quý, do đó, TP.HCM đang đặt hàng ngành y tế đánh giá việc huy động lực lượng này tham gia công tác chống dịch.
Các F0 sau khi nhiễm và được điều trị ổn định, mỗi người sẽ có nồng độ kháng thể khác nhau và đã có thể tạm thời miễn nhiễm với SARS-CoV-2.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng F0 đã khỏi bệnh có thể tận dụng, thậm chí tuyển dụng để trả lương tạm thời để động viên những người này tham gia chăm sóc bệnh nhân Covid-19.
“Sở Y tế có kế hoạch trước khi tuyển dụng sẽ làm test kháng thể với từng nhóm xuất viện. Nếu kháng thể tốt thì thành phố sẽ vận động tham gia công tác phòng, chống dịch”, ông Nam nói.
Theo đó, lực lượng F0 đã bình phục này có thể tham gia các vị trí như hướng dẫn, vệ sinh khử khuẩn, hỗ trợ điều dưỡng nhiều công việc trong khu điều trị... để nhân viên y tế tập trung vào công tác chuyên môn.
Hiện, nhiều nhân viên y tế phải làm các việc ngoài chuyên môn trong khu cách ly và bệnh viện. Do đó, đây là nguồn nhân lực rất quý để chăm sóc F0.
Cũng báo cáo tại họp báo hôm nay, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, đến ngày 1/9, thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm được 6.225.960 mũi, trong đố, tổng số mũi 1 là 5.894.452, mũi 2 là 350.584. Số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 685.694.
Đáng chú ý, chiều 2/9, có hai huyện Củ Chi và Quận 7 đã cùng công bố kiểm soát được dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã gửi lời chúc mừng hai quận, huyện cũng như người dân về tín hiệu và thành tích đáng vui mừng này.

Việt Nam tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir thành công

Việt Nam đón nhận tin vui trong việc nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19. Theo đó, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam ghi nhận thêm 12.796 ca mắc Covid-19
Đây là quy mô dù còn nhỏ hơn quy mô sản xuất nhưng đã lớn hơn rất nhiều so với quy mô phòng thí nghiệm.
PGS.TS Phạm Văn Cường, Viện trưởng Viện Hóa sinh biển thông tin với cổng thông tin Chính phủ cho hay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, số người lây nhiễm, số ca tử vong ngày càng cao.
Bên cạnh vaccine, việc nghiên cứu tạo ra thuốc đặc trị là vô cùng quan trọng. Theo PGS.TS Phạm văn Cường, trong các thuốc điều trị coronavirus hiện nay, Molnupiravir là thuốc kháng virus đặc hiệu, dùng theo đường uống, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng, đã cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp.
Theo lãnh đạo Viện Hóa sinh biển, thuốc Molnupiravir giúp giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.
Ông nhắc lại ở Việt Nam, Bộ Y tế đã triển khai chương trình thí điểm sử dụng thuốc Molnupiravir cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại TP.HCM.
Theo PGS.TS Phạm Văn Cường, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao cho Viện Hóa sinh biển thực hiện nhiệm vụ tổng hợp hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot.
“Sau thời gian khẩn trương nghiên cứu, Viện đã thành công trong việc tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot”, PGS.TS Phạm Văn Cường vui mừng thông báo.
Chuyên gia cũng lưu ý, nhằm đẩy nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, được sự đồng ý của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hóa sinh biển đã ký kết hợp đồng chuyển giao quy trình sản xuất Molnupiravir quy mô pilot cho một công ty dược phẩm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính họp trực tuyến về phòng, chống dịch Covid-19 với 1.060 xã, phường
Người đứng đầu Viện Hóa sinh biển cũng bổ sung thêm, nhiệm vụ, trách nhiệm nghiên cứu của nhà khoa học đã hoàn thành. Đó là tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot.
Do Viện không có chức năng sản xuất và không có hệ thống máy móc, nhà xưởng quy mô lớn, nên các bước sau đó, từ sản xuất, bào chế, thử nghiệm lâm sàng, xin cấp phép sẽ do doanh nghiệp thực hiện.
“Chúng tôi mong muốn, trên cơ sở quy trình mà các nhà khoa học của Viện đã chuyển giao, doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất, nhanh chóng có thuốc Molnupiravir của Việt Nam để phục vụ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đáp ứng tình hình cấp bách hiện nay”, PGS.TS Phạm Văn Cường nhấn mạnh.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ sở viện nghiên cứu trực thuộc và các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện nhằm triển khai các hướng nghiên cứu khác nhau.
Từ đó đến nay, Viện đã nghiên cứu bộ kit phát hiện virus SARS-CoV-2, nghiên cứu giải trình tự toàn bộ hệ gen của 4 chủng coronavirus, nghiên cứu thuốc điều trị và đạt được những thành công tích cực.
Trong đó, cần kể đến quy trình tổng hợp thuốc Favipiravir quy mô phòng thí nghiệm, nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng thuốc thử nghiệm điều trị Covid-19 từ thảo dược có tên Vipdervir…
Như vậy, với những thành công bước đầu, các nhà khoa học Việt Nam đã cho thấy năng lực nghiên cứu tiến bộ, sẵn sàng hướng đến việc tự chủ các sản phẩm y học phòng chống Covid-19 nhất là khi dịch bệnh còn kéo dài và phức tạp.
Những thành công bước đầu cũng thể hiện tính chủ động, sáng tạo, quyết tâm của các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng và các nhà khoa học Việt Nam nói chung đối với nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 của cả hệ thống chính trị.
Thảo luận