Tham nhũng vẫn đe dọa sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ

Báo cáo mới nhất về tình hình tham nhũng ở Việt Nam. Chiến dịch ‘đốt lò’, ‘đả hổ diệt ruồi’ được đẩy mạnh. Bộ Công an điều tra hàng loạt vụ án nóng về tham nhũng kinh tế. Việt Nam rốt cuộc đã xử bao nhiêu quan chức tham nhũng, án kinh tế?
Sputnik
Báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp mở rộng Ủy ban Tư pháp Quốc hội thừa nhận, tại Việt Nam, tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi dù nhìn chung, tệ nạn tham nhũng được kiềm chế, và có xu hướng giảm.

Ở Việt Nam ‘tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng’

Thường trự Ủy ban Pháp luật thẩm tra báo cáo việc thi hành Hiến pháp.
Theo đó, sáng nay 6/9, Thường trực Ủy ban Pháp luật tiến hành họp phiên mở rộng. Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chủ trì phiên họp này.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
Phiên họp hôm nay nhằm thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67/2013/QH13 của Quốc hội về việc tăng cường công tác triển khai thi hành pháp luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Sự thật vụ ‘Đảng Cộng sản Việt Nam không quyết tâm chống tham nhũng’
Tại Phiên họp này, các đại biểu đã nghe nghiên cứu về Báo cáo của Chính phủ đối với công tác phòng chống tham nhũng năm 2021.
Theo đó, Chính phủ cho biết, năm 2021, tệ nạn tham nhũng “tiếp tục được kiềm chế và ngăn chặn”.
“Tệ nạn tham nhũng chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân”, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ tham nhũng cũng góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, qua đó, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, đại diện Chính phủ trình bày báo cáo trước Ủy ban Tư pháp cũng thừa nhận, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
“Tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”, Báo cáo của Chính phủ cho biết.

Việt Nam đã xử bao nhiêu ‘quan’ về tội tham nhũng, án kinh tế?

Báo cáo về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, Chính phủ cho biết, đã ban hành Nghị quyết số 76 ngày 15/7/2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
Tinh thần "đốt lò" của Tổng bí thư - không ngoại lệ, vùng cấm
Bên cạnh đó, số liệu thống kê cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra tại 6.599 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện 98 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm. Mức này, thực tế, tăng 8,9% so với năm 2020.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết đã tiến hành 3.108 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, phát hiện 276 vụ việc và 376 người vi phạm, đồng thời, đã xử lý hành chính 188 người, kiến nghị thu hồi 50,8 tỷ đồng, thu hồi được 43 tỷ đồng.
“Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng của 26.576 lượt cán bộ, công chức, viên chức”, báo cáo nêu rõ.
Đặc biệt, số liệu mà cơ quan Chính phủ Việt Nam công bố cũng cho thấy, đã có hơn 1,28 triệu người kê khai tài sản, thu nhập. Số bản kê khai đã hoàn thành công khai đạt 99% số đã kê khai.
“Có 51 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó 16 người bị xử lý hình sự, 35 người đã bị xử lý kỷ luật”, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ.

Bộ Công an điều tra loạt đại án lớn về tham nhũng, kinh tế

Báo cáo nhấn mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác nắm bắt, dự báo tình hình, chủ động đề xuất phương án và thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả do đại dịch Covid-19 gây nên.
Chính phủ cũng tiếp tục coi trọng việc kết hợp giữa phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, các cơ quan điều tra trong lực lượng Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 478 vụ án, 1.051 bị can phạm tội về tham nhũng.
Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã "bỏ túi" bao nhiều khi nâng giá thiết bị y tế?
Trong đó, Bộ Công an đã khởi tố mới 282 vụ, 536 bị can (giảm 4 vụ, 70 bị can so với cùng kỳ năm trước), thiệt hại hơn 628 tỷ đồng.
Việt Nam cũng tiến hành thu hồi tài sản trong các vụ án đang thụ lý trên 503 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản…).
Đáng chú ý, theo Báo cáo, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 32.320 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội (đạt 86,57%), trong đó án rất nghiêm trọng đạt 95,38%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 91,9%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Các lực lượng Công an Việt Nam đã triệt xóa 1.385 băng nhóm tội phạm có tổ chức, bắt và vận động đầu thú 5.254 đối tượng truy nã, trong đó có 1.393 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Về công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an phát hiện 7.092 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (tăng 21,9%), 6.533 đối tượng (tăng 23,85%).
Trong đó, đáng chú ý, cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý một số vụ án kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực y tế như vụ tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Cần Thơ, Sơn La..., vụ án tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Quảng Ninh... được đánh giá là có tác dụng răn đe, lan tỏa, phòng ngừa chung trên cả lĩnh vực.
Bị can Hoàng Thị Ngọc Hưởng (sinh năm 1961, tại Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng mua sắm, Tổ trưởng Tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội).
Báo cáo của Chính phủ cho hay, năm 2021 tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng.
“Qua đó, tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hóa, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục… trong đó có sự câu kết, “thổi giá” giữa cơ quan Nhà nước và một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá”, báo cáo nêu.
Đặc biệt, thời gian qua, đã phát sinh một số tội phạm tham nhũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 với một số hành vi phổ biến như: mua bán, đấu thầu trang thiết bị phòng bệnh, lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để trục lợi…
Bên cạnh đó, tình trạng cán bộ, công chức lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, vị trí công tác để nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhất là ở cơ sở.

Tham nhũng đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ

Đáng chú ý, tình hình tội phạm tham nhũng trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng vẫn còn.
“Do đó, Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ để dự báo đúng tình hình tham nhũng và đề ra giải pháp phòng, chống hiệu quả, sát với tình hình thực tế”, báo cáo đề xuất.
Thanh bảo kiếm của Đảng: Bộ Công an tăng điều tra các vụ án tham nhũng của Việt Nam
Trình bày báo cáo của nhóm nghiên cứu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho biết, nhóm nghiên cứu cơ bản tán thành với những đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng năm 2021. Nhất là quan điểm “tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”.
Báo cáo của Chính phủ cũng khẳng định, trong những năm tới, Việt Nam tiếp tục đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức mới đan xen.
“Hành vi tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi hơn, phức tạp, khó lường hơn, đồng thời, tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ”, Báo cáo thừa nhận.
Do đó, nhóm nghiên cứu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế- xã hội và phòng, chống tham nhũng.
Trong đó, chú trọng thể chế hóa các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tập trung rà soát, sửa đổi các luật, văn bản pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập, phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng ở Việt Nam.
Tham nhũng.
Ngoài ra, đối với việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, hiện nay vẫn đang được Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện.
Nhóm nghiên cứu đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Đề án này để bảo đảm cụ thể hóa đầy đủ các quy định của luật.
“Bảo đảm hiệu quả công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn", ông Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ.
Đồng thời, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ rệt hơn công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các bộ, ngành, địa phương, nhất là việc “tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ”. Từ đó, nhanh chóng xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Chính phủ đã nỗ lực trong bối cảnh dịch Covid-19

Tại Phiên họp, các đại biểu thảo luận về cả vấn đề nợ động văn bản hướng dẫn cũng như ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong bối cảnh dịch Covid-19.
Công cuộc "đả hổ", chống tham nhũng ở Việt Nam: Uy lực không vùng cấm, để 'trị bệnh cứu người'
Về tình trạng nợ văn bản hướng dẫn, ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết, tình chậm ban hành văn bản quy định chi tiết đã từng bước được khắc phục nhưng đến nay vẫn còn nợ 8 văn bản.
“Công tác phối hợp tham gia, góp ý trong xây dựng văn bản pháp luật và công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các bộ, ngành chưa thực sự chặt chẽ”, Thứ trưởng Hiếu thừa nhận.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, công tác phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua đôi khi chưa có trọng tâm, trọng điểm, cũng như chưa lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng, địa bàn.
Công tác xây dựng pháp luật để triển khai thi hành Hiến pháp còn chưa đạt kết quả đề ra. Việc tổ chức thi hành pháp lệnh, nghị quyết trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, việc áp dụng pháp luật có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, thống nhất.
“Đáng chú ý, tình trạng nợ văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật vẫn diễn ra, chiếm 60,44%, trong đó có văn bản nợ lâu nhất gần 2 năm và văn bản chậm ban hành nhất là nghị định”, nhom nghiên cứu cho hay.
Nhiều đại biểu nói về giải pháp quy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra chậm trễ trong triển khai thi hành, ban hành văn bản hướng dẫn. Các đại biểu cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo hạn chế thấp nhất việc ban hành văn bản quy phạm chi tiết hướng dẫn thi hành, tăng cường giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Cũng trong Phiên họp hôm nay, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa phát biểu ghi nhận những nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ, trong đó, “Công an là một trong những lực lượng tuyến đầu”.
Đã có nhiều lượt cán bộ, chiến sĩ vừa chống dịch, vừa chống tội phạm, nhiều người mắc Covid-19, thậm chí có cả thiệt hại, mất mát về người, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.
Theo bà Mai Thị Phương Hoa, dù về tổng thể chung, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về trật tự xã hội giảm nhưng một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng, như hiếp dâm tăng, trong đó hiếp dâm trẻ em, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng 9,6%, gây rối trật tự công cộng tăng 24,77%...
Tội phạm chống người thi hành công vụ tuy có giảm 9,38% nhưng diễn biến phức tạp, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ phòng, chống dịch và lực lượng công an.
Tại Phiên họp, các đại biểu có chung nhận định, năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh nhưng Chính phủ vẫn xác định công tác xây dựng thể chế, pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
‘Đả hổ diệt ruồi’ ở Việt Nam: Vụ Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam là một điển hình
Trong kỳ báo cáo, số văn bản quy định chi tiết được ban hành nhiều hơn, số văn bản nợ cũng có xu hướng giảm dần qua các năm và giảm so với năm 2020. Chính phủ đã đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc ban hành văn bản.
Cùng với đó, các đại biểu đặc biệt ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Kỳ họp thứ I (Nghị quyết số 30/2021/QH15) của Quốc hội để chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở ý kiến tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật sẽ hoàn thiện báo cáo thẩm tra sơ bộ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 3, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tới đây.
Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nỗ lực đẩy lùi đại dịch Covid-19, đồng thời, ban hành những biện pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, môi trường, an toàn thực phẩm, thực hiện các gói hỗ trợ an sinh xã hội, xử nghiêm các đối tượng lợi dụng dịch bệnh để trục lợi – vừa đảm bảo kỷ cương trong bộ máy, vừa không ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và trật tự an toàn xã hội.
Thảo luận