“Gepard” mới cho Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng chi tiêu nghiêm túc để bảo vệ biên giới đất nước mình

Theo ý kiến của chuyên gia Nga, Việt Nam quan tâm đến cả tàu khu trục nhỏ của Nga và các loại vũ khí khác để phát triển lực lượng hải quân nhằm chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên biển.
Sputnik
Như đã biết, Hải quân Việt Nam có 4 chiến hạm tên lửa loại Gepard 3.9 do Nga chế tạo. Hai trong số đó - "Trần Hưng Đạo" (số hiệu 015) và "Quang Trung" (số hiệu 016) - vừa có chuyến thăm Vladivostok - căn cứ Hạm đội Thái Bình Dương Nga. Thủy thủ đoàn tàu khu trục nhỏ đại diện cho Hải quân Việt Nam trong cuộc thi Cúp Biển (khu vực Châu Á- Thái Bình Dương) trong khuôn khổ Hội thao quân sự Army-2021, giành huy chương bạc danh dự. 
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 - 016 Quang Trung của Hải quân Việt Nam
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Đông, giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga (FSMTC) Dmitry Shugaev đã thông báo về sự quan tâm của phía Việt Nam trong việc mua thêm các tàu chiến loại này.
“Các đối tác Việt Nam của chúng tôi vẫn rất quan tâm đến việc chuyển giao các chiến hạm Gepard-3.9. Hiện tại, chuyên gia Nga và của khách hàng đang tiếp tục tham vấn kỹ thuật có liên quan. Có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán hợp đồng quan trọng sau khi đồng ý về các điều kiện kỹ thuật”, - Dmitry Shugaev nói.
Việt Nam chưa có quyết định về việc mua siêu tiêm kích Su-75 Checkmate của Nga
Còn quá sớm để vội vàng đưa ra kết luận. Hiện giờ sẽ hấp tấp, nếu nói về con tàu cụ thể nào đó, về hình dạng và tổ hợp vũ khí trang bị. Hiện giờ vẫn chưa ký kết hợp đồng.

Đặc điểm của chiến hạm "Gepard 3.9"

Chiến hạm lớp Gepard 3.9 (dự án 11661E) được chế tạo trên cơ sở “tàu tuần tra đa năng trang bị vũ khí tên lửa trong vùng biển gần” (dự án 11661), do Phòng thiết kế Zelenodolsk (Cộng hòa Tatarstan, khu vực Volga) phát triển. Theo thông tin mở từ Tập đoàn đóng tàu “Ak Bars”, tàu khu trục nhỏ chống lại các đối thủ trên mặt nước, ngầm dưới nước, trên không, hoạt động theo nhóm tàu, rải mìn, canh gác, tuần tra biên giới quốc gia trên biển và đặc khu kinh tế, tham gia vào các hoạt động hàng hải, hộ tống, bảo vệ các đoàn tàu, biểu dương sức mạnh tại các khu vực lợi ích quốc gia. 
Chiều dài của chiến hạm khoảng 103 m, mớn nước 5,7 m, lượng choán nước 2500 tấn. Tốc độ (hải trình / kinh tế) - 29/10 hải lý một giờ, tầm hoạt động lên đến 4000 dặm, thời gian hoạt động trên biển 20 ngày. Thủy thủ đoàn - khoảng 100 người.
Hệ động lực chính là tua-bin khí và diesel kết hợp (CODOG) – động cơ diesel và hai tua-bin. Tàu được cung cấp năng lượng từ 3-4 máy phát điện diesel công suất 630 kW mỗi chiếc. 
Tàu Trần Hưng Đạo (đề án «Gepard») của Hải quân Việt Nam
Tổ hợp vũ khí trên Gepard 3.9 trước hết bao gồm các hệ thống tên lửa tấn công Uran-E (với tên lửa chống hạm Kh-35E) hoặc Kalibr-NKE (Club-N) (với tên lửa hành trình: 3M-54E chống hạm và 3M-14TE dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất). Tháp pháo hạm 76,2 mm AK-176MA hoặc 100 mm A-190-01, và hai bệ súng tự động 30 mm sáu nòng AK-630M-06. Hệ thống phòng không: tên lửa phòng không và tổ hợp pháo "Palma" với tên lửa "Sosna-R". Vũ khí chống ngư lôi- tàu ngầm: tổ hợp "Paket-E/NK" cỡ nhỏ (324 mm) hoặc hai ống phóng ngư lôi 533 mm TR-203 / 2. Ngoài ra, chiến hạm còn được trang bị hai trạm thủy âm, một trạm radar chủ động và hệ thống chế áp điện tử. Tất cả kho vũ khí ấn tượng này do hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu Sigma-E quản lý. Cuối cùng, chiến hạm "Gepard 3.9" có khả năng chở theo máy bay: trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Ka-31. 
Tổ hợp "Paket-E/NK"
Trước đó, các phương tiện truyền thông đưa tin phía Việt Nam được cho là không hài lòng với vũ khí phòng không trên những chiếc “Gepard” hiện có và bày tỏ mong muốn các tàu đặt hàng mới được trang bị hệ thống mạnh hơn. Điều này chắc chắn phía Nga sẽ tính đến. Tuy nhiên, cần hiểu rằng chúng ta đang nói về tàu khu trục nhỏ hoạt động vùng biển gần với lượng choán nước tương đối nhỏ. Do đó, về mặt kỹ thuật khó có thể lắp đặt các hệ thống tên lửa phòng không mạnh mẽ trên đó, những loại vũ khí vốn được trang bị cho tàu tuần dương tên lửa, tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng và tàu chống ngầm cỡ lớn hoạt động đại dương. Đồng thời, việc trang bị vũ khí của chiến hạm "Gepard 3.9", ngay cả trong phiên bản cơ bản, đã cho phép tàu có thể chống lại hạm đội của đối thủ tiềm năng, tấn công các mục tiêu trên bộ và đáp trả các cuộc tấn công từ trên không. Có nghĩa là thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu. 
Lễ hạ thủy khinh hạm thứ hai của dự án "Gepard 3.9" ở Zelenodolsk, năm 2016
“Người Việt Nam quan tâm đến cả tàu khu trục nhỏ và các loại vũ khí khác của Nga để phát triển lực lượng hải quân của mình nhằm chống lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển - mối đe dọa trước mắt đối với độc lập và chủ quyền Việt Nam, - Grigory Lokshin, nhà nghiên cứu cao cấp của tổ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói, - "Gepard" - tàu chiến của vùng biển gần, không dành cho các chuyến hải trình dài. Tất nhiên, Hải quân Việt Nam không có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho hạm đội Trung Quốc, một trong những lực lượng mạnh nhất thế giới, nhưng trang bị những con tàu hiện đại với vũ khí mạnh mẽ có thể làm nguội "những cái đầu nóng" ở Trung Quốc, quốc gia đang có ý định khẳng định tuyên bố chủ quyền bằng các biện pháp quân sự, và buộc họ hiểu rằng Việt Nam có gì đó để tự vệ và tổn thất của Hải quân Trung Quốc sẽ rất đáng kể. Tất nhiên, thiết bị hải quân là một việc mua sắm rất tốn kém, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam đã sẵn sàng với chi phí nghiêm túc để bảo vệ biên giới đất nước mình".
Thảo luận