“Tẩy não à?” Khán giả Việt tức giận vì phim Trung Quốc lại cài cắm đường lưỡi bò

Bộ phim Nhất sinh nhất thế (Một đời một kiếp) phần tiếp nối phim cổ trang Trường An như cố do Nhậm Gia Luân, Bạch Lộc đóng chính đang gây phẫn nộ ở Việt Nam vì chứa bản đồ đường lưỡi bò (đường chín đoạn).
Sputnik
Cộng đồng mạng Việt Nam tức giận, đòi tẩy chay và ngừng cập nhật, theo dõi phim Nhất sinh nhất thế (Một đời một kiếp) của Trung Quốc vì cài cắm hình ảnh đường lưỡi bò là xâm phạm chủ quyền đất nước.

Phim Trung Quốc của Nhậm Gia Luân, Bạch Lộc chứa đường lưỡi bò

Thông tin bộ phim Nhất sinh nhất thế (Một đời một kiếp) phần tiếp nối phim cổ trang Trường An như cố do Nhậm Gia Luân, Bạch Lộc đóng chính do iQiyi phát sóng chứa bản đồ đường lưỡi bò (đường chín đoạn) đang gây phẫn nộ dư luận Việt Nam.
"Đường lưỡi bò"
Theo đó, trong tập 13 phim Một đời một kiếp, xuất hiện phân đoạn có chứa bản đồ đường lưỡi bò.
Trong phân cảnh này, nhân vật Thời Nghi do Bạch Lộc đóng chính, đang diễn cảnh ngồi máy bay sang CHLB Đức.
Hình ảnh bản đồ chứa “đường 9 đoạn” bao trọn vùng Biển Đông chỉ xuất hiện chớp nhoáng, lên hình vài giây, nhưng nhiều khán giả Việt Nam đều dễ dàng nhận ra sự tồn tại của hình lưỡi bò, vốn được cho là vi phạm chủ quyền đất nước.
Được biết, cảnh phim có bản đồ “đường lưỡi bò” trong phim Một đời một kiếp được chiếu trên nền tảng iQiyi Việt Nam mà không hề bị cắt bỏ.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được phản ánh từ khán giả Việt Nam, phía iQiyi đã nhanh chóng có động thái xử lý cảnh phim trên, nhưng không đưa ra thông báo gì thêm.
Xuất hiện ý kiến trong dư luận rằng việc iQiyi Việt Nam không phản hồi, không xin lỗi là thiếu tôn trọng khán giả Việt, coi thường pháp luật Việt Nam.
“Bộ phim chứa “đường lưỡi bò” trong tập 13 là một hành vi coi thường Việt Nam đồng thời cũng vi phạm pháp luật Việt Nam. iQiyi Việt Nam hoạt động ở Việt Nam thì cần tuân thủ pháp luật nước sở tại, nếu không thì mời về nước”, nhiều bình luận tức giận nêu quan điểm.

Khán giả Việt kêu gọi tẩy chay phim Trung Quốc có đường lưỡi bò

Đồng thời, sau khi phát hiện ra đường lưỡi bò trong Nhất Sinh Nhất Thế, hàng loạt fanpage Cbiz lớn nhỏ tại Việt Nam đã quyết định ngưng ủng hộ và cập nhật thông tin về bộ phim.
Ngoài ra, có rất nhiều bình luận, phản ứng của cư dân mạng khẳng định sẽ không tiếp tục xem phim nữa dù rất yêu thích Nhậm Gia Luân và Bạch Lộc.
Có thể thấy, đây là minh chứng rất rõ cho việc khán giả Việt Nam rất tỉnh táo, lý trí, sẵn sàng tẩy chay những sản phẩm có lồng ghép đường lưỡi bò vốn vi phạm chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Việt -Trung: Chính trị ảnh hưởng ra sao đến kinh tế và văn hóa
Trên Fanpage của iQiyi Việt Nam cũng như nhiều diễn đàn về giải trí Trung Quốc (Cbiz), điện ảnh Hoa ngữ, nhiều cư dân mạng mạnh mẽ đòi tẩy chay phim Một đời một kiếp của Nhậm Gia Luân và Bạch Lộc.
Nhiều bình luận phổ biến như phim nào có “đường lưỡi bò” cũng phải tẩy chay hết. Lòng tự tôn dân tộc là trên hết, chủ quyền quốc gia là thượng tôn.
“Ủng hộ việc tẩy chay. Phim có hay thế nào nhưng đã ảnh hưởng đến chủ quyền của đất nước thì cũng gút bai. HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”.
“Mình mà coi, ủng hộ phim đó chẳng khác gì cũng thừa nhận “đường lưỡi bò”. Tốt nhất là không xem nữa”.
“Thích xem phim nhưng không mù quáng, phim chứa đường lưỡi bò là phải tẩy chay. Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam”.
Rất nhiều ý kiến kêu gọi tẩy chay phim, tẩy chay cách thức cài cắm và âm thầm tuyên bố, truyền bá chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông của Trung Quốc.
“Phim để giải trí, nhưng liên quan đến xâm phạm chủ quyền Việt Nam là không xem. Là một công dân Việt Nam chúng ta nên hiểu những điều cơ bản này”.
“Thiếu gì phim hay mà xem đâu. Nguyên cái lưỡi bò chình ình trong phim “vả thẳng vào mặt thì sao mà xem tiếp được nữa. Tẩy chay, ngừng xem”.
Dưới các bình luận ủng hộ vẫn xem phim vì yêu thích diễn viên, bất chấp phim có chứa hình ảnh đường lưỡi bò, nhiều netizen bày tỏ sự phẫn nộ, không thể chấp nhận được.
“Nhiều người cứ bảo xem thì có sao. Xem nhiều lần thấy bản đồ đường lưỡi bò là đương nhiên, mai thấy cái bản đồ đó ở chỗ khác bạn cũng chẳng phản ứng. Đấy là ý đồ tuyên truyền đó, đưa chính trị vào trong văn hóa”.
“Ngoại giao Văn hoá thông qua Ngoại giao công chúng có hiệu quả vô cùng. Ngay cả Bác Hồ cũng từng nói: "Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận". Yêu quý hay thần tượng một ai đó không sai, nhưng cần biết giới hạn và điểm dừng. Tẩy chay phim chứa đường lưỡi bò”.
Điệp vụ Biển Đỏ: Bộ Quốc phòng TQ thừa nhận bối cảnh cuối phim ở Trường Sa của Việt Nam
Nhiều bạn trẻ bày tỏ, khán giả dù muốn ủng hộ diễn viên mình yêu thích, hay chỉ đơn thuần xem để giải trí, nhưng cũng không thể suy nghĩ lệch lạc.
“Xem phim đúng là để giải trí, song phim có nội dung cũng như hình ảnh liên quan và ảnh hưởng đến vấn đề về lợi ích của Việt Nam thì chúng ta không nên tiếp tục ủng hộ”.
Khán giả Việt Nam cũng thấy rõ rằng, chính quyền Trung Quốc hay tuyên truyền trên phim ảnh vì muốn dần dần hợp pháp hóa “đường lưỡi bò” phi pháp và làm người xem các quốc gia quen dần.
“Chúng ta nhắm mắt làm ngơ đồng nghĩa với việc ngầm chấp nhận bản đồ đó. Mọi người xem phim hãy giữ lại phần tự tôn dân tộc trong tim, suy nghĩ có nên tiếp tục xem hay không”.
“Để bản đồ lưỡi bò là muốn tẩy bão người xem rồi. Mọi người bảo diễn viên không có lỗi nhưng phim nó có hình bản đồ đường lưỡi bò thì bye-bye. Rồi các nước khác xem (thấy rõ bản đồ đường lưỡi bò như cách tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc) thì thế nào mà một số bạn bảo xem chứ có sao đâu”.
Phía iQiyi Việt Nam vẫn chưa đưa ra phản hồi. Fanpage của hai diễn viên Nhậm Gia Luân và Bạch Lộc ở Việt Nam đã thông báo ngưng cập nhật về phim vì chứa bản đồ đường lưỡi bò.

Trung Quốc vẫn âm thầm cài cắm đường lưỡi bò vào phim ảnh nghệ thuật, sản phẩm

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, chủ đề “đường lưỡi bò”, bản đồ in hình đường chín đoạn trong các ấn phẩm, phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, tem, hội họa, sản phẩm công nghiệp do Trung Quốc cài cắm xuất hiện ở Việt Nam luôn gây ra sự phẫn nộ và vấp phải làn sóng tẩy chay dữ dội.
Dân Việt Nam tức giận phản đối phim Netflix có đường lưỡi bò vi phạm chủ quyền
Chính quyền Trung Quốc nhiều lần đưa bản đồ có đường lưỡi bò (đường chín đoạn) phi pháp vào phim ảnh, tranh vẽ, sản phẩm để tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ nhằm tạo “sự đã rồi” và ăn sâu vào nhận thức người xem, người tiếp nhận.
Gần nhất, hôm 30/8/2021, tạp chí khoa học nổi tiếng Science có đăng tải nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc về chủ đề biến đổi khí hậu vấp phải làn sóng phản ứng của giới nghiên cứu khoa học và dư luận Việt Nam do có đính kèm bản đồ đường lưỡi bò. Ngay sau đó, Science phát đi thông báo trên Facebook về việc rút bài đăng trước đó và sẽ xử lý.
Đầu tháng 8, phim Trung Quốc “Em là niềm kiêu hãnh của anh” do Dương Dương, Địch Lệ Nhiệt Ba đóng chính bị phát hiện có bản đồ đường lưỡi bò. Trước đó, các phim “Đặc vụ Biển Đỏ”, “Em là thành trì lũy doanh của anh”, “Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta”, “Lấy danh nghĩa người nhà”, “Everest – người tuyết bé nhỏ” đều bị kêu gọi tẩy chay vì chứa đường lưỡi bò.
Vietnam stopped showing Abominable cartoon because it shows the nine-dash line https://t.co/DvC5XL32XM pic.twitter.com/TSHVs8jKef
Ứng dụng trò chơi trên điện thoại di động Purrfect Tale cũng bị xác định có chứa bản đồ đường lưỡi bò trong nội dung và bị gỡ bỏ vĩnh viễn trên cả App Store và Google Play ở Việt Nam.
Trước đó, một ứng dụng game khác của Trung Quốc là “Chuyến du lịch vòng quanh thế giới của bé gấu trúc" cũng bị phát hiện có chứa hình ảnh đường lưỡi bò.
Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông khi đó đã có động thái yêu cầu Google và Apple gỡ bỏ trò chơi khỏi kho ứng dụng tại Việt Nam.
Hồi năm 2020, các vụ việc như bản đồ hải dương học Trung Quốc (họa sĩ Feifei Ruan liệt kê 35 loài sinh vật biển nhưng một nửa đang sống tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam) gây nên làn sóng phẫn nộ rất lớn.
Sơ suất hay sự cố tình kích động dư luận trong nước?
Nguyên nhân là do đây không phải bản đồ lưu hành trong nội bộ Trung Quốc mà là do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF phát hành nhân Ngày đại dương thế giới 2020 (ngày 8/6). Trên các tấm bản đồ đều có logo của WWF. Phía Việt Nam cũng đã có báo cáo vi phạm chủ quyền về vấn đề này.
Hay như hồi tháng 3/2021, vụ việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Italia đăng tải trên cả Facebook và Twitter bức tranh hai nhân viên y tế Trung Quốc và Ý cùng nâng bản đồ hai nước, thể hiện ý đồ tri ân và giúp đỡ lẫn nhau vượt qua đại dịch nhưng phần bản đồ lại vẽ đường lưỡi bò bị dư luận Việt Nam phản đối mạnh mẽ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó cũng đã lên tiếng khẳng định không công nhận bất cứ yêu sách chủ quyền nào của Trung Quốc theo cái gọi là đường lưỡi bò hay đường chín đoạn ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Việt Nam yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
Như đã biết, Tòa quốc tế The Hague Hà Lan đã bác bỏ chính sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, khẳng định các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc cũng không có cái gọi là “quyền lịch sử” ở Biển Đông.
Thảo luận