Vì sao Vingroup lập công ty nghiên cứu Big Data?

Tập đoàn Vingroup (VIC) mới đây đã thông qua quyết định thành lập Công ty cổ phần VinBigData trên cơ sở Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Vingroup.
Sputnik
VinBigData của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, dữ liệu dẫn đầu Việt Nam.
Công ty có vốn điều lệ gần 471 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 99%. 1% còn lại được góp vốn bởi 2 nhà khoa học là GS. Vũ Hà Văn và TS. Đào Đức Minh. Trong đó, mỗi người đóng góp 0,5% tương đương khoảng 2,35 tỷ đồng.

Vingroup lập công ty nghiên cứu Big Data vốn điều lệ 471 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa thành lập Công ty cổ phần VinBigData nghiên cứu về Big Data (dữ liệu lớn), phục vụ cho mảng khoa học và công nghệ của tập đoàn cũng như tại Việt Nam.
Công ty được thành lập trên cơ sở tách một phần chức năng khoa học công nghệ (mảng dịch vụ khoa học công nghệ) của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - Big Data thuộc Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Vintech.
Có 25 lĩnh vực kinh doanh được VinBigData đăng ký hoạt động, trong đó ngành nghề chính là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.
GS. Vũ Hà Văn là Giám đốc Khoa học của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn. Ông công tác tại ĐH Yale (Hoa Kỳ) với vị trí Giáo sư Toán học.
Năm 2018, GS. Vũ Hà Văn gia nhập Tập đoàn Vingroup, trở thành người đặt nền móng cho việc thành lập và phát triển của Viện.
Trong khi đó, TS. Đào Đức Minh hiện đang giữ vị trí Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn. Ông Minh gia nhập Vingroup từ năm 2018, trải qua các vị trí quan trọng trong khối công nghệ, tham gia hoạch địch chiến lược nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ cho Viện theo định hướng của Tập đoàn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của VinBigData là bà Nguyễn Mai Hoa. Công ty có trụ sở tại tòa nhà văn phòng Symphony, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside (Hà Nội), đây cũng là trụ sở hệ sinh thái Vingroup.

Vì sao Vingroup đầu tư mạnh vào Big Data?

Dữ liệu lớn (Big Data) trở thành một hiện tượng toàn cầu khi được sử dụng cho mọi mặt trong cuộc sống.
Tại Việt Nam, sức ảnh hưởng của Big Data lên các ngành kinh doanh cũng ngày càng lớn hơn.
Trong xu thế hiện nay, dữ liệu lớn (Big Data) đang là lĩnh vực nhận được sự quan tâm rất lớn bởi khả năng ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của cuộc sống. Việt Nam cũng không đứng ngoài xe thế đó.
Theo các thông tin công bố, Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn của Vingroup sẽ tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn trong ngành Big Data. Đáng chú ý, VinBigData đặt mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, dữ liệu dẫn đầu Việt Nam.
Đằng sau việc Vingroup của tỷ phú Vượng buộc phải ‘hy sinh’ VinSmart dồn sức cho VinFast
Đối với Vingroup, điều này nằm trong định hướng trở thành tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó công nghệ chiếm tỷ trọng chính mà doanh nghiệp luôn hướng đến.
Dự kiến, VinBigdata thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu xoay quanh 3 định hướng chính là khoa học nền tảng, khoa học ứng dụng và khoa học công nghệ.
Nghiên cứu khoa học dựa trên các đối tượng nghiên cứu chính là Y sinh tính toán, Xử lý ngôn ngữ và tiếng nói, Thị giác máy tính, Xử lý ảnh y tế…
Hệ sinh thái các sản phẩm bao gồm VinGen - là nền tảng phân tích dữ liệu gen hỗ trợ y học chính xác, VinBase Language - là dòng sản phẩm phát triển từ công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, VinBase Vision - là nền tảng hỗ trợ nhận dạng, phân tích và trích xuất thông tin và VinDr - nền tảng trí tuệ nhân tạo tích hợp trên hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế.
Ngoài ra, ở tầm chiến lược lâu dài, viện nghiên cứu về BigData của Vingroup còn muốn thay đổi cách thức nghiên cứu khoa học và tư duy đào tạo của thế hệ khoa học tương lai tại Việt Nam.
Điều này có thể được thực hiện thông qua các hoạt động của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF, nghiên cứu các công nghệ mới có tính ứng dụng cao, tăng trải nghiệm người dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống và tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh của đất nước trong những năm sắp tới.

Vingroup đầu tư mạnh Big Data, AI, an ninh mạng

Tập đoàn Vingroup trước đó đã thành lập Công ty Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI hồi đầu tháng 8, tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Veni, Vidi, VinFast: Vingroup đổ bộ sang Mỹ, biểu tượng cho sự trỗi dậy của Việt Nam
Theo Báo cáo tài chính bán niên 2021 của Vingroup, công ty đã chi 1.732 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), gấp 6,5 lần so với cùng kỳ 2020.
Mảng R&D của Vingroup tập trung tại các lĩnh vực bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (VinAI), dữ liệu lớn (VinBigdata), an ninh mạng (VinCSS).
Đặc biệt, công ty con VinFast đang đẩy mạnh phát triển công nghệ pin và trạm sạc dùng cho các dòng xe điện.
Vừa qua, Vingroup đã giới thiệu trợ lý ảo ViVi, được nghiên cứu và phát triển bởi VinBigdata. ViVi sẽ được trang bị trên VinFast, hoạt động với nhiệm vụ tương tự Siri, Alexa hay Google Assistant...
Đơn vị chuyên nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo của Vingroup là VinAI cũng đã giới thiệu 3 công nghệ dành cho ôtô thông minh VinFast gồm: Hệ thống giám sát người lái, quan sát toàn cảnh 360 độ và cơ chế tự lái cho xe.
Dự báo của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy, doanh số bán ôtô năm 2021 của Vingroup tăng 59% lên 40.000 xe, đưa doanh thu mảng công nghiệp lên mức 25.600 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD).
Thảo luận