Biden thành lập khối quân sự mới chống lại Trung Quốc

Tại hội nghị trực tuyến chung, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tuyên bố thành lập một liên minh ba bên mới có tên AUKUS, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Sputnik
Trong phạm vi liên minh mới, các chuyên gia hải quân của ba nước sẽ hợp tác với mục đích đưa công nghệ tàu ngầm hạt nhân tới Úc. Úc hiện có các mẫu tàu ngầm cũ đang được sử dụng.
Tại buổi thuyết trình chung, Joe Biden lưu ý: "Sáng kiến ​​thành lập khối mới nhằm đảm bảo rằng mỗi chúng ta đều có những khả năng tiên tiến nhất mà chúng ta cần để bảo vệ trước các mối đe dọa đang phát triển nhanh chóng".
Và ông còn bổ sung: "Các quốc gia của chúng ta sẽ đổi mới và tăng cường khả năng chung của chúng ta để đối đầu với các mối đe dọa trong thế kỷ 21, giống như chúng ta đã từng làm trong thế kỷ 20, tức là cùng nhau".

Ai chống lại AUKUS?

Mặc dù trong bài thuyết trình trực tuyến của liên minh quân sự mới nói rằng nó được thành lập để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các nhà quan sát ngay lập tức lưu ý đến bản chất nguy hiểm của AUKUS đối với các dân tộc trong khu vực. Như tất cả ngay lập tức nhận ra rằng khối mới đang hướng tới chống lại Trung Quốc (và còn ai khác mà người Mỹ gọi là "những mối đe dọa đang phát triển nhanh chóng"?).
Hoa Kỳ chia các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thành đồng minh và quốc gia bị ruồng bỏ
Bắc Kinh phản ứng nhanh chóng sau quyết định của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Anh và Úc. Ở Trung Quốc, nó được coi là sự tái phát của Chiến tranh Lạnh.
Cũng có thể nhớ lại rằng một trong những biểu hiện của mối quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ và Úc trong thế kỷ 20 là việc binh lính Úc tham gia cuộc xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ. Đó phải chăng là những gì Joe Biden ngụ ý khi ông nói rằng trong thế kỷ trước, các quốc gia này đã "cùng nhau"?
Không chắc rằng giới doanh nghiệp Úc sẽ hài lòng với quyết định thành lập khối mới chống Trung Quốc. Bắc Kinh đã cắt giảm nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế với Úc do các cuộc tấn công của Canberra vào chính sách của giới lãnh đạo Trung Quốc. Úc có thể tiếp tục đường lối này.
Sự ra đời của khối AUKUS đã nhận được sự đánh giá khắc nghiệt ngoài mong đợi từ chính quyền Pháp. Ở đó, các hành động của Washington và London được coi là sự phản bội mối quan hệ đối tác tập thể phương Tây.
“Việc Mỹ lựa chọn loại trừ một đồng minh và đối tác châu Âu như Pháp khỏi mối quan hệ đối tác mang tính cơ cấu với Úc trong khi chúng tôi phải đối mặt với những thách thức chưa từng có ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, cho dù xét về giá trị của chúng tôi hay về tôn trọng chủ nghĩa đa phương dựa trên quy tắc thượng tôn luật pháp cho thấy sự thiếu phối hợp chặt chẽ, thiếu nhất quán; vấn đề mà Pháp chỉ có thể lưu ý và lấy làm tiếc,” - Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp Florence Parly lưu ý trong một văn bản chung.
Tất nhiên, đây là xung đột nội bộ của các đồng minh NATO. Người Pháp nhận ra rằng họ đã mất một món hời to sụ, mà họ có thể nhận được nếu Canberra đặt mua tàu ngầm từ Pháp, và các cuộc đàm phán sơ bộ như vậy đang được tiến hành.
Trên thực tế, phản ứng lên án nên hướng đến một điều khác: vấn đề là cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không chỉ đang tiếp tục, mà đang đạt đến một trình độ công nghệ mới. Và từ đây nó càng trở nên nguy hiểm hơn về mặt hậu quả.
Đọc thêm: Trung Quốc phản đối thao túng chính trị trong ASEAN
Thảo luận