Hoa Kỳ chia các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thành đồng minh và quốc gia bị ruồng bỏ
© AP Photo / David PhillipCờ của Hoa Kỳ
© AP Photo / David Phillip
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Chiến lược của Mỹ đối với các quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là nhằm phân chia các quốc gia thành đồng minh và những nước bị ruồng bỏ, ông Alexander Ivanov, đại diện thường trực của Nga tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nêu quan điểm như vậy.
“Chiến lược của Mỹ đối với Thái Bình Dương là nhằm phân chia các quốc gia trong khu vực thành nhiều loại khác nhau, từ đồng minh, đối tác, sau đó là bạn đồng hành và cuối cùng là những nước bị ruồng bỏ”, - ông nói khi phát biểu tại cuộc thảo luận của Câu lạc bộ Valdai quốc tế “ASEAN và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương: quỹ đạo hợp tác”.
Ông giải thích rằng, điều này cho thấy các quốc gia không bình đẳng trong mối quan hệ với Hoa Kỳ.
"Khía cạnh thứ hai, điều mà người ta có thể nhận thấy khi đọc tất cả các khái niệm này, như sau: trọng tâm chính là tăng cường các liên minh quân sự song phương giữa Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực", - nhà ngoại giao nói.
Theo ông, Hoa Kỳ cũng nhằm mục đích đưa số lượng tối đa các quốc gia vào các liên minh như vậy.
Phương Tây trong cuộc chiến chống đại dịch COVID
"Mới vài ngày trước, Anh đã cử một nhóm không kích tới khu vực này, đặc biệt là đến khu vực Biển Đông. Cách đây vài ngày Đức cũng đã điều tàu khu trục nhỏ của mình tới khu vực tương tự. Hiện đang lên kế hoạch tổ chức tập trận chung tại khu vực này ở định dạng Quad với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh và tàu khu trục nhỏ của Đức. Vì mục đích gì mà phải dương oai diễu võ tại khu vực này? Liệu động thái này có phù hợp với nhiệm vụ hàng đầu của các nước trong khu vực là chiến đấu chống dịch bệnh hay không? Các chiến lược phương Tây đã làm gì để giải quyết nhiệm vụ nóng bỏng này? Không làm gì cả!" - ông Ivanov nói trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Câu lạc bộ Valdai tổ chức.
Ông nói thêm rằng trong khu vực đang xuất hiện các trục chính trị, quân sự mới: Nhật-Pháp, Anh-Nhật, Pháp-Úc-Nhật, Mỹ-Pháp-Úc-New Zealand, Pháp-Úc-New Zealand.