Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam

Hà Tĩnh phát hiện xác hổ đông lạnh nặng 160 kg trong nhà dân

Phát hiện một cá thể hổ đông lạnh trong nhà người dân ở xã Sơn Lâm (huyện Hương Sơn), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn tất hồ sơ, ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Sputnik

Khởi tố vụ giữ xác hổ đông lạnh nặng 160 kg trong nhà dân

Ngày 18/9, thông tin Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Tĩnh, cơ quan này vừa chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng, phát hiện xác một con hổ đông lạnh nặng 160 kg và một số xương động vật trong nhà dân.
Trước đó, vào ngày 16/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Công an huyện Hương Sơn phát hiện tại phòng kho trong vườn nhà ông Nguyễn Văn Chung (42 tuổi, trú tại xã Sơn Lâm) tàng trữ một cá thể hổ đông lạnh có trọng lượng 160 kg và 34 kg xương động vật không rõ hình dạng.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
WWF: Nga đã cứu được hổ, nhưng Việt Nam thì không
Tại cơ quan công an, ông Chung khai nhận, vào tháng 12/2020, đối tượng tình cờ gặp một người đàn ông tên Việt (không rõ địa chỉ cụ thể) làm nghề lái xe container chạy tuyến Việt Nam – Lào tại một quán ăn xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn. Khi về nhà ông Chung chơi, ông Việt ngỏ lời gửi nhờ một tủ lạnh đựng động vật chờ bán cho đối tác nấu cao.
Khoảng 10 ngày sau, đối tượng Việt chở tủ lạnh đến để gửi tại nhà ông Chung. Khi mở tủ lạnh ra, biết bên trong có một cá thể hổ và xương động vật nên ông Chung không đồng ý cho gửi. Tuy nhiên, khi ông Việt đưa 5 triệu đồng để thanh toán tiền điện thì được ông Chung chấp nhận. Sau đó, ông Việt tiếp tục đưa cho ông Chung thêm số tiền là 4 triệu đồng để trả tiền công và đối tượng Chung tiếp tục trông giữ chiếc tủ lạnh nói trên cho đến ngày bị lực lượng chức năng phát hiện.
Ngày 17/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” là hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của loại động vật đó. Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trong định nghĩa trên được hiểu là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường nhưng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hoạt động buôn bán, tiêu thụ hổ trái phép vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có hơn 300 cá thể hổ đang được nuôi nhốt hợp pháp tại các trang trại, cơ sở nuôi nhốt và hộ gia đình. Tuy nhiên, số lượng hổ thực tế đang được nuôi nhốt tại Việt Nam có thể lớn hơn nhiều con số được thống kê, bao gồm cả các cá thể bị gây nuôi bất hợp pháp.
Bắc Ninh: Xử phạt gần 2,5 tỷ đồng đối với 8 doanh nghiệp vi phạm quy định bảo vệ môi trường
Điều đáng chú ý là không ít nghiên cứu chỉ ra rằng các cơ sở nuôi nhốt hổ dính líu mật thiết đến các mạng lưới buôn lậu. Báo cáo tội phạm động vật hoang dã năm 2020 của Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) khẳng định, hổ nuôi nhốt ở Việt Nam và Trung Quốc được sử dụng để tiêu thụ nội địa bất hợp pháp. Báo cáo nghiên cứu của Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) trong năm 2019 cũng cho thấy, có đến 58% số hổ bị thu giữ ở Thái Lan và 30% số hổ bị thu giữ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2000-2018 được xác định từ nguồn nuôi nhốt. 
Như vậy, nguy cơ hổ nuôi nhốt đi vào thị trường bất hợp pháp là hoàn toàn thực tế. Cũng chính vì mối lo ngại rằng hổ nuôi nhốt có thể ảnh hưởng tới các nỗ lực bảo tồn cũng như dung dưỡng cho tội phạm động vật hoang dã mà từ năm 2007, Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đã cấm nuôi hổ vì mục đích thương mại. Tuy vậy, nhiều trang trại tại các châu lục, đặc biệt là châu Á, trong đó có Việt Nam vẫn vi phạm lệnh cấm này nhằm thu lợi bất chính.
Bộ đội biên phòng Việt Nam với bộ da và xương hổ bị tịch thu
Chia sẻ về tình hình buôn bán hổ tại Việt Nam, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho hay: “Số vụ vi phạm liên quan đến buôn bán hổ trái phép tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 có xu hướng tăng lên, từ 182 vụ việc năm 2016 với 306 hành vi vi phạm; lên 235 vụ năm 2019 và 390 vụ với 804 hành vi vi phạm năm 2020”. 
Bà Hà khẳng định, hiện nay, các hoạt động buôn bán, tiêu thụ hổ và các sản phẩm từ hổ vẫn diễn biến phức tạp tại Việt Nam và không có dấu hiệu “giảm nhiệt” qua các năm. Trong đó, Nghệ An được coi là điểm nóng về nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép, đặc biệt tại các huyện Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu.
Thảo luận