WWF: Nga đã cứu được hổ, nhưng Việt Nam thì không
17:09 13.09.2021 (Đã cập nhật: 17:55 11.07.2022)
© AFP 2023 / Department of National Parks, Wildlife and Plant ConservationẢnh chụp con hổ do Cục Công viên Quốc gia, Động vật hoang dã và Thực vật Thái Lan công bố
© AFP 2023 / Department of National Parks, Wildlife and Plant Conservation
Đăng ký
Vào năm 2022, thành phố Vladivostok có kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Hổ lần thứ hai trong vòng 12 năm qua, lần đầu tiên diễn ra vào năm 2010, cũng vào năm Nhâm Dần.
Các quốc gia đã đạt được những gì trong 12 năm tăng cường bảo tồn, nơi nào có nhiều hổ hơn và nơi nào ít hơn, liệu hổ có rời khỏi Sách Đỏ hay không, và tại sao cần cấm khai thác vàng phù sa ở Viễn Đông, giám đốc Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới WWF ở Nga Dmitry Gorshkov nói với Sputnik.
Sputnik: Có thông tin nào về thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về Hổ không, thưa ông?
Hội nghị cần được tổ chức vào năm sau, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Phương Đông vào năm 2022. Đây sẽ là lần thứ hai, và cũng là lần thứ hai ở Nga. Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức vào năm 2010 tại St.Petersburg, quy tụ những người đứng đầu và đại diện các quốc gia có hổ sinh sống. Vào cuối Hội nghị thượng đỉnh năm 2010, một chương trình bảo tồn hổ toàn cầu được thông qua, sau đó mỗi quốc gia thông qua một chương trình bảo tồn hổ cấp quốc gia và bắt đầu thực hiện. Mục tiêu của Diễn đàn 2022 là xem những gì đã được thực hiện và đặt mục tiêu cho 12 năm tới.
© Sputnik / Alexey Drujinin / Chuyển đến kho ảnhNgày 31 tháng 8 năm 2008, ông Vladimir Putin và một nhân viên của Viện các vấn đề về sinh thái và tiến hóa mang tên A.N.Sivertsev thuộc RAS Victor Lukaretsky đang xem xét con hổ cái năm tuổi mà các nhà khoa học bắt được
Ngày 31 tháng 8 năm 2008, ông Vladimir Putin và một nhân viên của Viện các vấn đề về sinh thái và tiến hóa mang tên A.N.Sivertsev thuộc RAS Victor Lukaretsky đang xem xét con hổ cái năm tuổi mà các nhà khoa học bắt được
© Sputnik / Alexey Drujinin
/ Sputnik: Kết quả sơ bộ là gì và điều gì đã xảy ra, thưa ông?
- Mục tiêu chính trong 12 năm qua là tăng gấp đôi số lượng hổ trong tự nhiên. Các quốc gia đưa ra các cam kết khác nhau và tất cả đều có thêm một năm để làm rõ sự thành công trong việc thực hiện của mình. Tình hình còn lâu mới trở nên khả quan ở mọi nơi. Các nước như Campuchia, Malaysia, Lào, Việt Nam, Thái Lan không những không tăng được số lượng hổ mà thậm chí còn không giữ được ở mức năm 2010. Trong khi đó, tình hình tốt hơn ở Bhutan, Nepal, Ấn Độ và Nga. Nepal là nước đầu tiên tăng gấp đôi số lượng hổ trên lãnh thổ của mình - từ 125 lên 250 cá thể.
Các vấn đề đối với cam kết phần lớn liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia này, nơi vấn đề môi trường không phải lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu. Thực tế là để bảo tồn một loài động vật ăn thịt cỡ lớn như vậy, không thể thực hiện nếu không có vai trò chủ đạo của nhà nước trong vấn đề này. Hổ Amur thật may mắn - sự chú ý được dành cho nó ở mức cao nhất. WWF Nga cũng giúp đỡ trong nhiệm vụ khó khăn này, nhưng không một tổ chức phi lợi nhuận nào có thể duy trì việc khôi phục hoặc thậm chí bảo tồn một loài săn mồi như hổ Amur. WWF Nga bắt đầu tập trung vào việc bảo tồn hổ vào đầu những năm 90 - đây là nhiệm vụ chính của Quỹ - và trong thời gian này, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để đoàn kết các nỗ lực của nhà nước, giới khoa học, doanh nghiệp và các tổ chức công xung quanh nhiệm vụ này. Điều đó tưởng chừng như không thể, nhưng thực tế đã cho thấy, nếu mọi người cùng bắt tay vào việc, thì ngay cả những dự án tham vọng nhất cũng trở thành hiện thực. Và nếu những năm 90 chỉ có 400 cá thể hổ ở Nga, thì đến thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh năm 2010 đã có khoảng 500 con.
© AFP 2023 / StringerBộ đội biên phòng Việt Nam với bộ da và xương hổ bị tịch thu
Bộ đội biên phòng Việt Nam với bộ da và xương hổ bị tịch thu
© AFP 2023 / Stringer
Sputnik: Xin ông cho biết, có bao nhiêu loài hổ trên thế giới và loài nào hiện đang trong tình trạng nguy cấp?
- Hiện giờ người ta thường phân biệt hai phân loài — trên đảo và đại lục. Hổ trên đảo đang ở trong tình trạng khó khăn nhất. Số lượng hổ Sumatra suy giảm hàng năm, do nạn phá rừng để trồng cọ và cao su. Hơn 10 năm qua, hổ đã biến mất ở Lào và Việt Nam. Số lượng hổ ở Malaysia đang giảm mạnh.
Sputnik: Sau thành công của WWF tại Nga với loài hổ, tình hình đã tốt hơn nhiều so với 12 năm trước, số lượng của loài săn mồi này bây giờ là bao nhiêu, thưa ông?
- Theo một số ý kiến chuyên gia, có khoảng 1 nghìn con hổ sống ở phía nam Viễn Đông vào đầu thế kỷ 20. Sau khi con người bắt đầu định cư trong khu vực, số lượng hổ bắt đầu giảm mạnh, và theo chuyên gia về hổ nổi tiếng Lev Georgievich Kaplanov, trong những năm 40-50, chỉ còn lại khoảng 50 cá thể ở Viễn Đông. Nhờ những nỗ lực của ông và những dữ liệu do ông cung cấp, vào năm 1947, người ta đã có thể đạt được lệnh cấm săn bắn hổ, và năm 1950 lệnh cấm bắt hổ con vào trong các rạp xiếc và vườn thú. Con hổ đã được liệt kê vào Sách Đỏ. Các khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn.
Đối với WWF Nga, dự án bảo tồn hổ Amur là một trong những dự án đầu tiên ở nước này vào những năm 1990. Sau đó, chúng tôi quản lý để giữ số lượng hổ ở mức 400 cá thể. Hiện tại, theo số liệu điều tra diễn ra vào năm 2015, số lượng hổ ở Viễn Đông dao động từ 520 đến 540 cá thể. Sáu năm đã trôi qua kể từ đó, và theo một số chuyên gia, số lượng hổ có thể được ước tính vào khoảng 580-600 cá thể. Sẽ là khôn ngoan nếu tiến hành đếm số lượng hổ trước hội nghị thượng đỉnh để có dữ liệu mới nhất về sự phong phú và phân bố của hổ.
Sputnik: Liệu số lượng hổ có thể lên tới hàng chục nghìn con, thưa ông?
- Có những thành công nhất định trong việc bảo tồn loài hổ, nhưng chúng ta phải nhớ rằng cả hổ và báo ở Viễn Đông, theo tôi, sẽ không bao giờ “rời khỏi” Sách Đỏ. Đây là những kẻ săn mồi bậc cao nhất, môi trường sống của chúng chiếm những vùng lãnh thổ đáng kể. Số lượng không thể quá nhiều và phải là tối ưu. Tôi nghĩ nhiệm vụ của các tổ chức Nga có liên quan đến việc bảo tồn loài hổ sẽ không còn là tăng số lượng nữa mà là giữ ở mức tối ưu, và để không có xung đột với con người.
© AFP 2023 / StringerCác sĩ quan hải quân Thái Lan cho thấy hổ và báo Bengal buôn lậu bị bắt ở biên giới giữa Thái Lan và Lào
Các sĩ quan hải quân Thái Lan cho thấy hổ và báo Bengal buôn lậu bị bắt ở biên giới giữa Thái Lan và Lào
© AFP 2023 / Stringer
Sputnik: Chúng tôi đã nói về những con hổ hoang dã, nhưng có một vấn đề với những con hổ nuôi nhốt. Có gì thay đổi, có vấn đề gì không, cách giải quyết ra sao, thưa ông?
- Có nhiều hổ trong các trang trại hơn ngoài tự nhiên. Trung Quốc và Mỹ là những nước dẫn đầu về số lượng hổ bị nuôi nhốt. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ có khoảng 9 nghìn con hổ.
Cộng đồng môi trường thế giới đã có những nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng đến Trung Quốc và Hoa Kỳ. Lập luận chính là hổ hoang dã có thể được cung cấp cho nhu cầu đông y dưới vỏ bọc hổ nuôi nhốt. Tuy nhiên, những người "nông dân" không đồng tình với điều này và cho rằng việc nuôi hổ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng đây đều là những lập luận gây tranh cãi.
Sputnik: WWF Nga thông báo về hoạt động khai thác vàng sẽ bắt đầu trong môi trường sống của loài hổ. Ông đã giải quyết được tình huống này chưa, thưa ông?
- Các vấn đề liên quan đến khai thác vàng sa khoáng rộng hơn nhiều so với các vấn đề bảo tồn các loài quý hiếm. Thông thường, sự phát triển của các chất hóa học dẫn đến phá hủy các hệ sinh thái sông, vì đi kèm với việc chặt phá các khu vực đáng kể của rừng. Trong những năm gần đây, số lượng giấy phép tìm kiếm được cấp ngày càng tăng ở một số khu vực. Những giấy phép như vậy ngụ ý thăm dò các mỏ mới, nhưng trên thực tế, ẩn đằng sau đó là những nhà kinh doanh vô lương tâm khai thác kim loại quý. Trong trường hợp này, giấy phép được cấp theo cách đơn giản hóa.
© Sputnik / Alexey Drujinin / Chuyển đến kho ảnhNgày 23 tháng 11 năm 2010. Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Quốc tế về các vấn đề bảo tồn Hổ trên Trái đất
Ngày 23 tháng 11 năm 2010. Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Quốc tế về các vấn đề bảo tồn Hổ trên Trái đất
© Sputnik / Alexey Drujinin
/ WWF Nga và các tổ chức bảo tồn thiên nhiên khác đã vận động trong một số năm về việc ban hành lệnh cấm cấp giấy phép khai thác vàng phù sa. Giờ đây, tình hình bắt đầu khiến không chỉ các nhà bảo tồn thiên nhiên lo lắng. Thống đốc Vùng Amur Vasily Orlov đã gửi đề xuất tới Phó Thủ tướng Liên bang Nga Victoria Abramchenko về việc tăng cường các hình phạt đối với những người khai thác vàng vô đạo đức, áp đặt các hạn chế trong việc cấp giấy phép khai thác vàng phù sa, nhằm tăng cường vai trò của chính quyền khu vực trong việc ra quyết định cấp và chấm dứt sớm giấy phép khai thác vàng…