Rùa cạn săn mồi
Họ Rùa cạn (danh pháp khoa học: Testudinidae) ăn thực vật, nhưng đôi khi đa dạng hóa chế độ ăn với protein động vật. Đây thường là xác cùng với xương và vỏ ốc. Chúng cũng có thể ăn con ếch sống, nhưng chỉ trong điều kiện nuôi nhốt. Trong môi trường hoang dã, điều này ít khi xảy ra bởi vì trong hầu hết các hệ sinh thái, các nạn nhân tiềm ẩn của rùa cạn đều chạy nhanh và con rùa không thể bắt kịp được chúng.
Tuy nhiên, hóa ra, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ở đây nói về những con rùa khổng lồ (Aldabrachelys gigantea) từ đảo Fregate của Seychelles. Trong quá trình quan sát một đàn nhạn biển nhỏ (Anous tenuirostris), các nhà động vật học từ Đại học Cambridge (Anh) đã có đoạn video quay cảnh săn mồi khi một con rùa cái phục kích và đoạt mạng chim nhạn non rơi khỏi tổ.
Trong đoạn video, một con rùa khổng lồ tiến gần tới chỗ chim non đậu trên khúc gỗ, từ từ và chậm rãi dồn con mồi vào đường cùng. Rùa cái leo lên khúc gỗ và tiến về phía chim nhạn, há to bộ hàm và rụt lưỡi lại. Chim nhỏ cố gắng tự vệ bằng cách mổ vào con rùa đang tiến đến nhưng ngã về phía sau và hoảng sợ đập cánh. Sau đó con rùa ngoạm mỏ quanh đầu chim nhạn, giết chết con mồi và nuốt chửng chim non ngay lập tức. Tổng cộng, cuộc săn lùng kéo dài bảy phút. Trong đó rượt đuổi dọc khúc gỗ kéo dài 92 giây.
Đây là bằng chứng đáng tin cậy đầu tiên cho thấy rùa cạn có khả năng săn mồi.
Các nhà sinh vật học không loại trừ rằng, chim nhạn có thể là một phần quan trọng trong chế độ ăn của Aldabrachelys gigantea. Trong quá trình quan sát các đàn chim, họ đã nhận thấy một số con rùa trưởng thành sát gần những cái cây ngay dưới tổ chim. Chúng đã cố gắng đuổi theo những con chim non còn sống, nhưng cuối cùng đã rút lui không có con mồi.
Tuy nhiên, các nhà khoa học ghi nhận rằng, tất cả các cá thể có một chiến thuật săn mồi giống nhau: chúng đã hiểu rằng, những con nhạn con rơi khỏi tổ thường ngồi trên các khúc gỗ mà không xuống đất. Vì vậy, những con rùa đã tìm cách dồn con mồi vào đường cùng khúc gỗ và giết nó.
Hươu ăn thịt
Một loại động vật ăn cỏ khác mà bạn sẽ không bao giờ nghi ngờ vi phạm chế độ ăn chay là hươu. Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà động vật học, đôi khi chúng phá tổ chim, ăn thịt chim và cả chuột. Về cơ bản, các loài hươu có thể ăn mặn là hươu đuôi trắng (Odocoileus virginianus) và tuần lộc (Rangifer tarandus).
Ví dụ, theo các nhà khoa học, trong chế độ ăn của những con hươu đuôi trắng trưởng thành sống ở bang North Dakota của Mỹ có cả 5 loài chim - chim sẻ Savannah (Passerculus sandwichensis), chim sẻ châu chấu (Ammodramus savannarum), chim sẻ màu đất sét (Spizella pallida) và chim bò đầu nâu (Molothrus ater). Thông thường hươu đi săn vào ban ngày và ăn thịt cả con mồi. Tuy nhiên, đôi khi chúng chỉ ăn cái đầu của con chim.
Đối với việc phá tổ chim, các loài hươu chỉ săn mồi vào ban đêm. Chúng tấn công với tốc độ cực nhanh và chỉ mất 10-15 giây để phá một tổ chim.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, bằng cách này hươu và tuần lộc bù đắp sự thiếu hụt khoáng chất và protein. Chứng tỏ về điều đó là thực tế rằng, chủ yếu các con hươu đực với sừng non săn bắt các loài chim và động vật gặm nhấm.
Thỏ rừng ăn thịt đồng loại
Vào mùa xuân và mùa hè, chế độ ăn của thỏ rừng giày tuyết (Lepus americanus) bao gồm lá cây và các loại rau cỏ. Vào mùa đông chúng ăn vỏ cây, cành nhỏ và lá kim. Tuy nhiên, như các nhà động vật học Canada đã phát hiện ra cách đây không lâu, đôi khi chúng ăn thịt các loài động vật khác và thậm chí ăn thịt đồng loại.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thỏ rừng giày tuyết ở tây bắc Canada trong ba năm. Họ muốn xác nhận hoặc phủ nhận một số ít báo cáo về thói quen ăn thịt của chúng. Các nhà khoa học đã đặt xác thối của các loại động vật ở nhiều nơi khác nhau và bố trí camera có cảm biến chuyển động cách đó vài mét.
Vào mùa hè, thỏ rừng bỏ qua xác thối, nhưng vào mùa đông, chúng ăn xác chết trong 12% trường hợp (20 xác trong tổng số 161). Về cơ bản, chúng đã ăn xác chết của của các loài động vật có vú: linh miêu Canada - nó thường tự săn mồi - và những con thỏ rừng khác. Nhưng, đôi khi thỏ rừng giày tuyết đã ăn những xác chim cùng với lông.
Các nhà sinh vật học cho rằng, lông vũ hỗ trợ tiêu hóa hoặc thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. Cũng có thể bằng cách này thỏ rừng bù đắp cho việc thiếu chất xơ trong chế độ ăn.
Không chỉ tre và trúc
Gấu trúc khổng lồ (Ailuropoda melanoleuca) là loài gấu duy nhất trên thế giới “ăn chay”. Con gấu trúc trưởng thành có chế độ ăn kiêng chỉ bao gồm tre. Gấu trúc lớn để ra 14 tiếng mỗi ngày để ăn cây trúc và phải ăn tới 12,5kg lá trúc mỗi ngày. Tuy nhiên, gấu trúc không thể tiêu hóa nó một cách bình thường. Chỉ 17 % được hấp thụ, vì hệ tiêu hóa của chúng không thể xử lý các thành phần xenlulo của thực vật.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, gấu trúc đã chuyển sang thức ăn thực vật chỉ cách đây hai mươi nghìn năm, tức là tương đối gần đây theo tiêu chuẩn của sự tiến hóa. Trong thời gian này, hệ tiêu hóa của chúng không có thời gian để thay đổi. Thực tế, gấu trúc hiện đại vẫn có hệ thống tiêu hóa của một động vật ăn thịt.
Vì thế, đôi khi, khi gặp phải tình trạng thiếu tre, gấu trúc rất bình tĩnh thay thế nó bằng thịt tươi - ví dụ như chuột. Trong môi trường hoang dã, những con vật này săn mồi các loài gặm nhấm nhỏ. Tuy nhiên, vì gấu trúc lười di chuyển, nên chúng thường ăn thịt động vật bị thương hoặc xác chết của chúng. Ngoài ra, đôi khi gấu trúc bổ sung vào khẩu phần ăn của mình cá tươi và chim.