Trước đó, Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đã chỉ ra nguy cơ ‘chu kỳ phá sản’ khiến thị trường điện gió Việt Nam bị ảnh hưởng nếu không nhanh chóng có biện pháp cứu trợ Covid-19.
Ninh Thuận vận hành toàn bộ 11 trụ dự án Điện gió số 5
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) vừa đưa vào vận hành thương mại toàn bộ 11 trụ dự án Điện gió số 5 tại Ninh Thuận.
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, trung tuần tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản đề xuất lên Thủ tướng nguyện vọng được thay thế điện hạt nhân bằng dự án phát triển 4.600MW điện khí LNG.
Dự án Điện gió số 5 có tổng vốn đầu tư 1.633 tỷ đồng, tổng công suất 46,2 MW, quy mô 11 trụ. Dự kiến sản lượng khai thác khi hoạt động là 136.281 MWh/năm, được đấu nối trực tiếp vào hệ thống lưới điện quốc gia với cấp điện áp 220 kV qua đường dây truyền tải 220 kV đấu nối từ trạm biến áp 220 kV Nhà máy Điện gió số 5 Ninh Thuận đến Trạm biến áp 220 kV Ninh Phước...
Công ty Enercon (CHLB Đức) là đơn vị cung cấp turbine cho dự án. Các turbine này sử dụng công nghệ không hộp số, có ưu điểm là có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2-2,5 m/s.
Cho đến này, đây là loại turbine trên đất liền có công suất lớn (4,2 MW). Với turbine này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW (so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW), làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên quốc gia.
Dự án còn bao gồm trạm biến áp với một máy biến áp công suất 50 MVA, được sản xuất bởi SIEMENS - hãng thiết bị điện đứng đầu thế giới đến từ Đức. Máy biến áp này được xem như “trái tim” của của các dự án điện năng lượng tái tạo, có nhiệm vụ tăng-giảm điện thế, bảo đảm phù hợp nhu cầu tiêu thụ điện.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, nguồn cung các thiết bị và thời gian vận chuyển đều gặp khó khăn. Các dự án điện gió cũng có chi phí đầu tư lớn, công tác lắp đặt phức tạp. Tuy vậy, Trungnam Group đã khắc phục khó khăn và hoàn thành vận hành thương mại dự án Điện gió số 5, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tài chính của dự án.
Tập đoàn cũng đang tiếp tục triển khai nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu thêm 10 GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Trà Vinh, Ninh Thuận… trong thời gian tới.
Chủ đầu tư 6 dự án điện gió tại tỉnh Đắk Nông đang đẩy nhanh tiến độ các dự án trong bối cảnh chỉ còn hơn 1 tháng nữa (1/11/2021) là tới hạn định đưa công trình vào vận hành để được hưởng giá điện ưu đãi theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
© Ảnh : Hưng Thịnh – TTXVN
GWEC nêu những rủi ro trong đầu tư điện gió ở Việt Nam
Trước đó, hồi đầu tháng 9/2021, Hội đồng năng lượng gió toàn cầu GWEC có khảo sát cho thấy, dịch Covid-19 ở Việt Nam đang gây khó khăn cho ngành điện gió.
Ngành điện gió tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh, với nhiều dự án gấp rút hoàn thành thi công để kịp hạn chót cơ chế giá điện cố định (FIT) trước 1/11/2021.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 tại Việt Nam đã gây ra rất nhiều khó khăn như tắc nghẽn chuỗi cung ứng trang thiết bị điện gió, nhân công không thể di chuyển tới công trường dự án để làm việc và thực hiện công tác nghiệm thu, hạn chế di chuyển với chuyên gia nước ngoài…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công các dự án điện gió.
Theo kết quả khảo sát của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC), tính tới hết tháng 8/2021, ước tính có tới 4.000MW dự án điện gió trên bờ tại Việt Nam gặp những thách thức nghiêm trọng do dịch bệnh và có nguy cơ lỡ hạn chót cho giá FIT vào tháng 11/2021.
Theo các chuyên gia, dựa trên giá trị trung bình của quốc tế và Việt Nam, 4.000MW điện gió tại Việt Nam tương đương với 6,7 tỷ USD vốn đầu tư.
Khoản này bao gồm 6,51 tỷ USD chi phí tài sản cố định và 151 triệu USD chi phí vận hành trong 25 năm vòng đời của các dự án điện gió.
Nếu không có biện pháp cứu trợ Covid-19 bằng việc cho giãn thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT thêm ít nhất 6 tháng, những dự án này sẽ chịu những tổn thất ngoài dự kiến do đại dịch gây ra.
Theo khảo sát của GWEC, điều này dẫn đến việc chính quyền địa phương sẽ mất đi các khoản đầu tư và khoản thu ngân sách quan trọng, cản trở tiến độ hoàn thành các mục tiêu về năng lượng tái tạo được đặt ra trong nghị quyết 55/NQ-TW và xuất hiện một chu kỳ “phá sản” khiến thị trường điện gió Việt Nam phải mất rất nhiều năm mới có thể phục hồi.
Những dự án điện gió với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - du lịch cho Gia Lai
© Ảnh : Hồng Điệp - TTXVN
Do đó, ngày 9/9, Hội đồng năng lượng gió toàn cầu kêu gọi Chính phủ Việt Nam cho giãn thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT thêm ít nhất 6 tháng, đến hết tháng 4/2022 để hỗ trợ cho ngành điện gió.
“Nếu không lùi thời hạn áp dụng giá FIT, những dự án này sẽ không thể tiếp tục và sẽ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế địa phương cũng như môi trường đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam”, GWEC lưu ý.
GWEC ủng hộ áp dụng những tiêu chí rõ ràng để lựa chọn các dự án đủ điều kiện lùi thời hạn. Biện pháp này phù hợp với thông lệ quốc tế về cứu trợ trong đại dịch.
Hồi tháng 5/2020, Mỹ tiến hành ân hạn một năm cho các dự án điện gió để hoàn thành và hưởng ưu đãi tín dụng thuế.
Tiếp đó, đến tháng 6/2020, Ấn Độ cũng phải giãn thời hạn vận hành thương mại thêm 2,5 tháng với các dự án năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động của các biện pháp phong tỏa do Covid-19.
Theo GWEC, Việt Nam đã xác định điện gió là ngành then chốt đối với an ninh năng lượng và giảm giải carbon theo Nghị quyết 55, dự thảo Quy hoạch điện quốc gia cùng nhiều văn bản khác.
“Những mục tiêu năng lượng nhiều tham vọng được đề xuất trong dự thảo Quy hoạch Điện 8 đã phản ánh cam kết của Chính phủ đối với mục tiêu giảm thải carbon trong hệ thống năng lượng và cải thiện sức cạnh tranh trong khu vực của Việt Nam”, GWEC nhấn mạnh.
Việt Nam là một trong những thị trường điện gió có tiềm năng lớn nhất Đông Nam Á
Tuy nhiên, hiện nay, khảo sát của GWEC cho thấy hơn 70% các dự án đã gửi yêu cầu nối lưới trước ngày 03/8/2021 sẽ không thể kịp hạn chót COD.
Điều này sẽ dẫn đến việc những dự án điện gió liên quan sẽ không được hưởng ưu đãi từ cơ chế giá FIT, do đó gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế của nhà đầu tư và làm tăng nguy cơ dự án bị bỏ dở giữa chừng.
“Việt Nam là một trong những thị trường điện gió có tiềm năng lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho ngành điện gió trên bờ”, ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC lưu ý.
Theo các chuyên gia của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu, điện gió sẽ có những đóng góp rất lớn cho tương lai ngành năng lượng Việt Nam, đồng thời, việc hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo là cần thiết để bảo toàn sức hấp dẫn của quốc gia như là một điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC khuyến nghị, Chính phủ cần lùi thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT để tạo điều kiện cho 4.000MW dự án điện gió có hiệu quả kinh tế và khả năng hiện thực hóa hoàn thành trong thời hạn hợp lý.
“Nếu mất đi khối lượng dự án điện gió này, môi trường đầu tư năng lượng tái tạo sẽ bị giáng một đòn mạnh, thị trường điện gió Việt Nam có thể mất nhiều năm để phục hồi”, ông Hutchinson lưu ý.