Trung Quốc và Mỹ không muốn để các mâu thuẫn song phương leo thang thành xung đột vũ trang

Hậu quả của việc thành lập liên minh AUKUS đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hoạt động quân sự của Mỹ gần bờ biển Trung Quốc, tiềm năng tên lửa của Trung Quốc, việc ngăn chặn triển khai tên lửa mới của Mỹ ở Nhật Bản và vũ khí không gian.
Sputnik
Trả lời phỏng vấn Sputnik, các chuyên gia nói lên ý kiến rằng, các vấn đề này đã được thảo luận tại các cuộc hội đàm của giới chức quân sự cấp cao của Mỹ và Trung Quốc.
Thủ tướng Úc: AUKUS sẽ giúp an ninh khu vực
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, các quan chức quân đội của Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc hội đàm trực tuyến trong hai ngày 28 và 29/9. Tham gia các cuộc đàm phán có Michael Chase, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Trung Quốc và Thiếu tướng Hoàng Tuyết Bình, Phó Giám đốc Văn phòng Hợp tác quân sự quốc tế của quân đội Trung Quốc.
Phía Mỹ gọi cuộc trao đổi về một loạt vấn đề ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung là “thẳng thắn, sâu sắc và cởi mở”. Thông báo chính thức cũng nói rằng, cả hai bên đã tái khẳng định sự đồng thuận để giúp cho các kênh liên lạc được mở.
Late Wed eve, Pentagon announces that while House GOPers tore into Milley for talking to China (because Trump), DASD Michael Chase today spoke to China's Maj. Gen. Xueping, deputy director, PLA Office for Int'l Military Cooperation, re: *defense coordination talks* this wk pic.twitter.com/sVdg9RYrHV
Đây là cuộc tham vấn thứ hai giữa các quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc và Mỹ trong vòng hai tháng qua. Giới chức quân sự của hai nước đã nối lại đối thoại cấp cao vào tháng 8 trong bối cảnh các sự kiện xung quanh Afghanistan. Khi đó vấn đề Afghanistan đã đòi hỏi một cuộc trao đổi quan điểm khẩn cấp, - chuyên gia Su Hao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Hòa bình tại Học viện Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Tình hình hiện tại đòi hỏi nối lại đối thoại quân sự cấp cao, chuyên gia nói.

Tiềm năng tên lửa hạt nhân của Trung Quốc thu hút sự quan tâm lớn

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích quân sự Vladimir Yevseev từ Viện Các nước SNG, gợi ý rằng, phía Mỹ trước hết quan tâm đến các chi tiết về tiềm năng tên lửa hạt nhân của Trung Quốc, có chú ý đến việc Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới các hầm chứa (silo) và củng cố thành phần tiềm lực chiến lược của hải quân:
“Điều này thu hút sự quan tâm lớn nhất của phía Mỹ. Họ không muốn để Trung Quốc đẩy nhanh quá trình xây dựng tiềm lực hạt nhân chiến lược của mình. Có lẽ đây là vấn đề lớn nhất khiến Hoa Kỳ đau đầu. Và liên minh gồm Hoa Kỳ, Anh và Úc đã được thành lập để kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực này. Dự kiến trong khuôn khổ liên minh này ​​Úc sẽ có một hạm đội tàu ngầm công nghệ Mỹ và sự hỗ trợ khác từ Anh. Việc Australia phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ phá hoại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”. 
Trung Quốc có thể sử dụng các cuộc đàm phán trước đây với các đối tác Mỹ để bày tỏ sự lo ngại về những hậu quả tiêu cực của việc thành lập AUKUS đối với hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã làm như vậy trong những ngày gần đây khi hội đàm với Tổng thư ký NATO, trong quá trình đối thoại chiến lược với EU, khi tiếp xúc với Ngoại trưởng Brunei, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN. Chuyên gia Vladimir Evseev nêu tên một số lĩnh vực khác mà Trung Quốc và Hoa Kỳ muốn biết ý định của nhau:
AUKUS - Phiên bản NATO đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương
“Các quan chức quân đội của Mỹ và Trung Quốc có thể thảo luận về vấn đề vũ khí chống vệ tinh. Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc sở hữu vũ khí như vậy, cả dưới dạng laser chiến đấu và tên lửa được phóng từ tàu sân bay. Theo phía Mỹ, Trung Quốc có khả năng tiêu diệt các vệ tinh của Hoa Kỳ trên quỹ đạo địa tĩnh. Đây là điều thứ hai khiến người Mỹ lo lắng. Đến lượt mình, Trung Quốc muốn để Mỹ từ bỏ kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung ở Nhật Bản. Theo một số báo cáo, Hoa Kỳ có tên lửa đạn đạo trên lãnh thổ Nhật Bản, nhưng việc triển khai tên lửa mới gây lo ngại nghiêm trọng của Trung Quốc vì kế hoạch này sẽ làm đảo lộn cán cân quyền lực trong khu vực. Vấn đề Đài Loan cũng có thể được thảo luận, vì trong các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc cả trên biển và trên không xung quanh Đài Loan, trên thực tế Trung Quốc huấn luyện chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào hòn đảo".

Hoa Kỳ ở Biển Đông

Tại các cuộc tham vấn, phía Trung Quốc có thể bày tỏ quan ngại về việc Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông. Đặc biệt là nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan của Mỹ trở lại Biển Đông.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76).
Thái độ và phản ứng của các quan chức quân đội Trung Quốc và Mỹ đối với các vụ phóng thử các loại tên lửa của CHDCND Triều Tiên cũng có thể trở thành chủ đề để trao đổi quan điểm. Việc Hải quân Mỹ ngăn chặn tàu chở dầu của Iran sang Trung Quốc cũng có thể được thảo luận trong các cuộc đàm phán. Đồng thời, trên thực tế, việc Mỹ ngăn Iran bán dầu cho Trung Quốc tương đương với việc tuyên chiến. Trong trường hợp này không loại trừ khả năng Iran sẽ gài mìn tại eo biển Hormuz, và Trung Quốc sẽ phản ứng cứng rắn.
Thảo luận