AUKUS - Phiên bản NATO đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương

© REUTERS / HANNIBAL HANSCHKEBộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2021
Đăng ký
Trung Quốc tuyên bố: khu vực châu Á - Thái Bình Dương ( APR) không hoan nghênh NATO và không cần thành lập khối quân sự mới. Sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, hoạt động của các nước NATO trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ gia tăng. AUKUS là một ví dụ về sự tái tạo của NATO trong APR, theo các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn.
NATO phải tuân thủ định vị địa lý ban đầu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết trong hội nghị truyền hình ngày 27 tháng 9 với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Thành viên NATO thường triển khai máy bay và tàu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả các hoạt động xung quanh Trung Quốc, nhưng khu vực không hoan nghênh khối quân sự này, Ngoại trưởng Trung Quốc lưu ý. Ông Vương Nghị nói: khu vực này cũng không cần thiết phải thành lập một liên minh quân sự mới.
Ngoại trưởng Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Trung Quốc kêu gọi NATO ngừng mở rộng sang châu Á - Thái Bình Dương

Khối quân sự mới AUKUS sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực

Anatoly Smirnov, Chủ tịch Viện Nghiên cứu an ninh toàn cầu quốc gia cho biết: sự xuất hiện của một liên minh quân sự như vậy - AUKUS - trong APR đã trở thành hiện thực. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông gọi liên minh này là một phiên bản của NATO đối với APR:
Khối quân sự mới AUKUS sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Việc  thiết lập nó là một nỗ lực nhằm tái tạo tất cả các tiêu chuẩn của NATO trong APR. Đồng thời, AUKUS sẽ trở thành cơ sở của liên minh tình báo "Five eyes", vốn lâu nay vẫn hoạt động để tăng cường ảnh hưởng quân sự và chính trị trong khu vực. NATO trong phiên bản hiện tại đã tự đánh mất uy tín của mình, không chỉ ở Afghanistan, mà còn ở Libya và Iraq. Tất cả mọi nơi, NATO đều để lại sự hỗn loạn và tàn phá. Đây là một bài học cho cả thế giới Ả Rập và cả châu Á nói chung. Sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, hoạt động của nước này trong APR sẽ tăng lên, bao gồm cả việc phụ thuộc vào đồng minh của họ. Đó là lý do tại sao Trung Quốc cảnh báo chống lại việc mở rộng sự hiện diện của NATO trong APR và muốn ngăn chặn các nỗ lực tạo ra khối quân sự mới với thành phần là Hoa Kỳ, Úc và Anh.
Trung Quốc với tư cách là một cường quốc đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngang bằng với Hoa Kỳ về nhiều mặt và vượt qua họ về tốc độ tăng trưởng, đương nhiên được các nước NATO coi là mối đe dọa đối với ảnh hưởng của họ. Vì vậy, phương Tây sẽ sử dụng “chiến thuật con trăn” để thu hẹp khả năng của Trung Quốc”.

NATO như một công cụ ảnh hưởng toàn cầu

Hoa Kỳ thường sử dụng NATO như một công cụ của mình gây ảnh hưởng toàn cầu, do đó không loại trừ khả năng NATO sẽ xuất hiện trong APR,- Wang Yiwei, Giám đốc Viện Các vấn đề quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, dự đoán trong cuộc phỏng vấn với Sputnik .
Báo cáo chính thức của NATO về cuộc gặp trực tuyến giữa Vương Nghị và Stoltenberg không nói gì về cảnh báo của Trung Quốc không mở rộng hành động của NATO sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trước hết, chú ý đến việc Vương Nghị kêu gọi NATO không kích động căng thẳng quân sự trong khu vực.
Mà gần đây căng thẳng đã tăng lên không chỉ liên quan đến kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Úc. Lần thứ hai trong năm nay, một nhóm tấn công của Mỹ do tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu đã tiến vào Biển Đông. Trước đó, nó hộ tống việc rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan ở Biển Ả Rập. Không có khả năng hành trình của tàu sân bay có thể được coi là quá cảnh đến vị trí của nhóm tại căn cứ hải quân ở Nhật Bản, ở Yokosuka. Trên thực tế, đây là một hành động khiêu khích có chủ ý của Trung Quốc, vì nhóm này sẽ tiến hành các hoạt động bay và tấn công hải quân, hoạt động chống tàu ngầm và huấn luyện chiến thuật trong khu vực tranh chấp. Trước đó vào tháng 7, nhóm tác chiến tàu sân bay đã tiến hành tập trận trong khu vực Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz. Hoạt động này đã gây ra phản ứng tiêu cực mạnh mẽ ở Bắc Kinh.
Thủ tướng Úc Scott Morrison phát biểu tại phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2021
Thủ tướng Úc: AUKUS sẽ giúp an ninh khu vực
Hôm thứ Hai, 27 tháng 9, khinh hạm HMS Richmond của Anh đã xuất hiện ở eo biển Đài Loan. Tàu quân sự đã đi từ Nhật Bản đến Việt Nam. Phía Anh cho biết, lần đầu tiên kể từ năm 2008, một trong những tàu chiến của nước này đã đi qua eo biển hẹp ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Tàu chiến Mỹ thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan. Nhưng gần đây, ngày càng nhiều đồng minh của Mỹ cũng đã chọn con đường này để gây áp lực quân sự và chính trị với Trung Quốc đại lục với lý do tự do hàng hải.Tại khu vực Đài Loan, trước đó, người ta thấy các tàu chiến của Canada, Pháp, Úc và bây giờ là tàu chiến của Anh.

Trung Quốc không phải là đối thủ của NATO

NATO không coi Trung Quốc là đối thủ, ông Stoltenberg lưu ý, nhưng ông kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế và hành động có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế, theo tuyên bố đăng trên trang web của NATO.
Về phần mình, Ngoại trưởng Vương Nghị lưu ý rằng Trung Quốc không phải và sẽ không phải là kẻ thù của NATO, Trung Quốc sẵn sàng tiến hành đối thoại với NATO trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Chuyên gia Wang Yiwei cho rằng thông qua đối thoại có thể thúc đẩy nguyên tắc đa phương và cùng ứng phó với các mối đe dọa an ninh không theo quy luật.

China was not and will not be an adversary of NATO, said State Councilor/ FM Wang Yi in a virtual meeting with NATO Secretary General Jens Stoltenberg. China is willing to hold dialogue with NATO on the basis of equality and mutual respect, Wang said. pic.twitter.com/9ONZQpxJRV
Sau cuộc gặp với Vương Nghị, NATO hoan nghênh việc mở rộng đối thoại với Trung Quốc, đồng thời lưu ý khả năng tương tác về những thách thức chung, ví dụ như biến đổi khí hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала