Số phận iPhone 13 và vai trò của Việt Nam, cường quốc sản xuất công nghệ mới nổi

iPhone 13 của Apple bị ‘delay’, chậm đến tay người dùng toàn thế giới do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Sputnik
Việt Nam, “cường quốc sản xuất công nghệ mới nổi”, được đánh giá là quốc gia hưởng lợi ích đáng kể từ xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã và đang làm đứt gãy nền kinh tế và ảnh hưởng đến vị thế chuỗi cung ứng toàn cầu của đất nước giàu tiềm năng này.

Dịch Covid-19 tại Việt Nam đe dọa nguồn cung iPhone 13 của Apple

Khách hàng trên toàn thế giới khó đặt mua và chậm sở hữu iPhone 13 vì thiếu hụt nguồn cung hàng do đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.
“Apple kéo dài thời gian giao iPhone 13 do tình hình dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng tại Việt Nam”, Nikkei Asia cho biết.
Giới thiệu mẫu iPhone 13 đắt nhất thế giới
Người mua iPhone 13 mới của Apple đang phải đối mặt với việc thời gian giao hàng bị kéo dài lâu hơn dự kiến ​​do làn sóng dịch Covid-19 ở Việt Nam và việc triển khai cung cấp linh kiện camera mới của U.S Tech Giant.
“Sự gián đoạn chủ yếu liên quan đến việc nguồn cung các mô-đun camera cho bốn mẫu iPhone 13 mới bị hạn chế, bởi phần lớn các chi tiết thành phần của nó được lắp ráp tại Việt Nam”, theo Nikkei Asia.
Trước đó, các nhà cung ứng dự kiến ​​việc triển khai bán iPhones mới trong năm nay sẽ diễn ra tương đối trơn tru, vì các sản phẩm mới của Apple lần này chỉ tập trung nâng cấp tính năng đã có và Apple đã đảm bảo có đủ nhiều bộ phận linh kiện chính.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ ổn định hình ảnh quang học cảm biến mới (OIS) cho cả 4 mẫu iPhone mà trước đó chỉ được trang bị trên iPhone 12 Pro Max đã buộc các nhà cung cấp phải tăng cường sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
OIS giúp máy cho ra hình ảnh tốt hơn và video chất lượng ổn định hơn, ngay cả khi người dùng đang di chuyển. Đây là một cải tiến về công nghệ so với ống kính camera ổn định trước đó.
Điện thoại thông minh Apple iPhone 13

“Không thể làm gì ngoài theo dõi tình hình ở Việt Nam”

Các đối tác, đơn vị lắp ráp iPhone của Apple đều thấu hiểu bối cảnh khó khăn lúc này liên quan đến chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tất cả đều phải chờ Việt Nam dần dần từng bước mở cửa lại, khôi phục hoạt động sản xuất.
“Các nhà lắp ráp vẫn có thể sản xuất iPhone mới, nhưng có một khoảng cách trong vấn đề chuỗi cung ứng khi các mô-đun máy ảnh đang được sản xuất khá chậm”, nguồn tin nói với Nikkei Asia.
“Chúng tôi không thể làm gì ngoài việc theo dõi tình hình ở Việt Nam mỗi ngày và chờ đợi họ tăng cường sản lượng sản phẩm”.
Samsung sẽ mở rộng nhà máy ở Việt Nam, tăng sản lượng để đối đầu với Apple và Xiaomi
Tình hình có thể được cải thiện ngay vào khoảng giữa tháng 10 do sản xuất tại những cơ sở sản xuất mô-đun camera iPhone chính tại miền Nam Việt Nam đã dần được nối lại trong những ngày gần đây sau vài tháng gián đoạn, nguồn tin cho biết.
Theo thông tin từ Apple, thời gian chờ đợi cho một chiếc iPhone 13 Pro 512 GB màu Sierra Blue là 5 tuần ở Trung Quốc, trong khi cũng cùng một mẫu đó, người tiêu dùng Nhật Bản phải chờ 5 tuần, trong khi ở Mỹ là 4 tuần.
Ngay cả thời gian chờ đợi iPhone 13 mini ở Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, cũng từ 7 đến 10 ngày.
Hiện tại, Apple từ chối bình luận xoanh quanh vấn đề này.

Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Giống như các công ty khác, Apple đã phải vật lộn với sự thiếu hụt chip và thành phần linh kiện chưa từng có trong cả năm 2021.
Các đối tác của Apple đã chuyển hướng một số chip dành cho iPad mới để sử dụng cho các mẫu iPhone 13, khiến thời gian giao hàng trở nên lâu hơn dự kiến ​​cho iPad và iPad Mini mới.
Vì sao Việt Nam rất hấp dẫn, nhưng Apple khó rời bỏ Trung Quốc?
Apple cũng đã đặt ra giới hạn số iPad có thể mua với người tiêu dùng ở Trung Quốc là tối đa 2 chiếc cho các sản phẩm mới được ra mắt, một dấu hiệu cho thấy nguồn cung các sản phẩm này đang bị hạn chế.
Một vấn đề lớn khác là tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc. Bắc Kinh hiện đang yêu cầu các nhà máy ở Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông giảm giờ hoạt động, trong đó có nhiều nhà cung ứng bảng mạch, chip, vật liệu.
Các nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn, Pegatron và Luxshare hiện chưa bị ảnh hưởng, nhưng theo Nikkei, nguồn cung linh kiện cho iPhone trong quý cuối năm có thể sẽ bị giảm.
Công nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc
“Việt Nam, một “cường quốc sản xuất công nghệ mới nổi” đã thu được lợi ích đáng kể từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã làm ảnh hưởng đáng kể đến nền sản xuất trong nước”, Nikkei nhấn mạnh.
Tại các tỉnh phía nam, bao gồm TP.HCM và Bình Dương, nơi đặt trụ sở của nhiều nhà máy sản xuất, đã chịu tác động nặng nề do sự hoành hành của biến thể Delta.
Các nhà cung cấp cho Apple, Netflix, Nike và Ikea đã buộc phải tạm dừng sản xuất vào giữa tháng 7 vì chính phủ áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn làn sóng dịch nguy hiểm nhất cho đến nay.
Các công ty chỉ có thể tiếp tục sản xuất theo nguyên tắc “3 tại chỗ”, mặc dù nhiều nhà máy đã được mở lại nếu công nhân được tiêm phòng đầy đủ, xét nghiệm thường xuyên và có vị trí đặt tại các khu vực “vùng xanh”, nguy cơ dịch bệnh thấp.
Đại diện Hiệp hội các phòng thương mại Hoa Kỳ, Châu Âu và Hàn Quốc tại Việt Nam – đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài quan trọng – hồi đầu tháng này đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam nới lỏng các biện pháp ngăn chặn có thể gây rủi ro cho việc thu hút đầu tư. Một cuộc khảo sát cho thấy 20% công ty đã chuyển sản xuất ra nước ngoài.
Thủ tướng Phạm Minh Chinh hôm thứ Bảy cho biết Chính phủ đang hướng đến việc đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới vào cuối tháng này.
“Thực sự có việc một nguồn cung mô-đun camera bị hạn chế cho các mẫu iPhone 13 do đại dịch, nhưng tác động của nó đến lô hàng iPhone mới vẫn trong tầm kiểm soát”, Eddie Han, một nhà phân tích cao cấp nói với Nikkei Asia.
Theo chuyên gia nay, sẽ thật đáng lo ngại nếu các hạn chế về nguồn điện ở Trung Quốc tiếp tục ảnh hưởng đến các việc sản xuất bảng mạch in, vật liệu và các nhà cung cấp hóa dầu, khi nó có thể tác động đến nguồn cung linh kiện cho iPhone trong quý tiếp theo.
Apple mang tin vui cho người dùng iPhone tại Việt Nam
Hiện tại, số nhà cung ứng của Apple có nhà máy tại Việt Nam là 21, tăng đến 150% so với năm 2018 (chỉ có 14 đối tác), trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ mảng linh kiện, vật liệu (Intel, Samsung, LG Display, Biel Crystal…) đến chuyên sản xuất và lắp ráp thiết bị cho Apple như các đối tác truyền thống Foxconn, Luxshare, Goertek, Pegatron, Compal…
Đáng chú ý, 7 trên 21 nhà cung ứng tại Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong.
Như Sputnik đã thông tinm số đối tác truyền thống và quan trọng của Apple như Luxshare Precision Industry và GoerTek, bắt đầu mở rộng sản xuất tại Việt Nam vào đầu năm 2020, phục vụ việc lắp ráp tai nghe Airpods mới và Macbook.
Có rất nhiều sản phẩm của Apple đang được lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam. Đáng chú ý, không chỉ có tai nghe Airpods, đồng hồ Apple Watch, loa HomePod Mini. Các thời báo tài chính lớn của phương Tây và giới chuyên gia cũng cho biết, sắp tới cả iPad, MacBook cũng được lắp ráp tại các khu công nghiệp của quốc gia Đông Nam Á này, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc đất nước như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và khu công nghiệp trọng điểm phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Long An…
Các chuyên gia đánh giá, thực tế này là nhờ Việt Nam được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, nhất là làn sóng dịch chuyển đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Thảo luận