Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận rằng chính quyền Hoa Kỳ đang tiếp tục hỗ trợ cho CTBT và dự định làm việc để CTBT có hiệu lực. Vì thiếu sự phê chuẩn của Hoa Kỳ và một số quốc gia khác nên cho tới hiện nay CTBT vẫn chưa có hiệu lực.
“Quy trình và tài liệu rất quan trọng đối với Mỹ trong lĩnh vực này là học thuyết hạt nhân. Rõ ràng mỗi tổng thống lại đưa ra những sửa đổi của mình. Chính quyền Mỹ đã nói rõ rằng họ đã bắt đầu quá trình này và sẽ công bố một báo cáo về học thuyết hạt nhân mới trong tương lai. Tất nhiên, tôi đang rất trông chờ kết quả những cân nhắc của chính quyền Hoa Kỳ về học thuyết hạt nhân," - Floyd nói.
Tại sao Mỹ rút khỏi hiệp ước?
Hoa Kỳ ký CTBT vào năm 1996, nhưng ba năm sau, Quốc hội đã bác bỏ việc phê chuẩn hiệp ước, với lý do cần đảm bảo độ tin cậy của kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và khả năng hạn chế của cơ chế xác minh được tạo ra để phát hiện các vụ nổ hạt nhân có công suất thấp và siêu thấp.
Cần những điều kiện nào để hiệp định có hiệu lực?
Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 24 tháng 9 năm 1996 tại New York. Hiệp ước sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ khi tất cả 44 quốc gia có vũ khí nguyên tử hoặc có khả năng phát triển chúng phê chuẩn. Danh sách các quốc gia này được xác định bởi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Ba mươi sáu nước, bao gồm cả Nga, đã phê chuẩn hiệp ước. Tuy nhiên, một số quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, vẫn chưa làm điều này.