PVN nêu lý do tiêu thụ khí giảm, một số mỏ của Việt Nam có nguy cơ dừng sản xuất

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam – PVN) cho biết, tiêu thụ khí từ đầu năm 2021 đến nay giảm, dự báo năm 2022 cũng chưa tăng mạnh, khiến một số mỏ phải dừng sản xuất dài hạn hoặc hoạt động dưới công suất, cầm chừng.
Sputnik
Cũng theo PVN, có sự chênh lệch giữa cung và cầu về cấp khí cho điện có nguy cơ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) bị ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng đến đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

PVN: Tiêu thụ khí giảm, một số mỏ có nguy cơ dừng sản xuất

Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam – PVN) cho biết, tiêu thụ khí giảm, kéo theo nguy cơ một số mỏ có thể phải dừng sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng.
Cụ thể, theo PVN, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu thụ khí giảm.
“Trong năm 2021, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên hoạt động khai thác và tiêu thụ khí đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định.
Tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam nêu cụ thể các nguyên nhân dẫn đến thực trạng giảm tiêu thụ khí.
PVN bổ nhiệm 2 Phó Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2
Theo đó, tổng lượng khí ẩm khai thác về bờ năm 2021 dự kiến khoảng 7,9 tỷ m3, đạt 81% kế hoạch.
Trong số này, lượng khí cấp cho các nhà máy điện khoảng 5,53 tỷ m3, đạt 75% kế hoạch, các nhà máy đạm đạt khoảng 1,11 tỷ m3, đạt 103% kế hoạch và các khách hàng công nghiệp khác khoảng 0,99 tỷ m3, đạt 93% kế hoạch.
“Lượng khí tiêu thụ năm 2021 giảm mạnh được cho là có nguyên nhân chính từ việc các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ giảm nhu cầu khí cho phát điện”, báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lưu ý.
Theo lãnh đạo của PVN, so với kế hoạch huy động khí cho phát điện được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định 3598 của cơ quan này về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2021, thì lượng khí cấp cho các nhà máy điện ở khu vực Đông Nam bộ dự kiến khoảng 4,45 tỷ m3 - đạt 87% kế hoạch của Bộ Công thương.
Lượng khí cấp cho các nhà máy điện ở khu vực Tây Nam bộ là 1,08 tỷ m3 - đạt 73% kế hoạch của Bộ Công thương.
Sang năm 2022, dự kiến lượng khí về bờ theo kế hoạch khai thác đạt khoảng hơn 9 tỷ m3, đó là trong trường hợp không tính lượng khí cấp cho đạm và các khách hàng công nghiệp thì lượng khí cấp cho điện vào khoảng 6,4 tỷ m3.
Liên quan thực trạng tiêu thụ khí giảm, phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã trao đổi, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Kết quả làm việc giữa PVN và EVN cho thấy, dự báo khả năng huy động khí cho điện tiếp tục giảm mạnh, chỉ cần khoảng 3,88 tỷ m3, trong đó, riêng khu vực Đông Nam bộ là 2,8 tỷ m3 và khu vực Tây Nam bộ là 1,08 tỷ m3.
“Chênh lệch giữa cung và cầu về cấp khí cho điện có nguy cơ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) bị ảnh hưởng lớn. Điều này cũng kéo theo phần đóng góp cho ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng”, PVN khẳng định.
Tập đoàn cũng lưu ý, nếu thực tế diễn ra kéo dài như vậy thì một số mỏ khí đang khai thác sẽ có nguy cơ dừng sản xuất dài hạn hoặc hoạt động cầm chừng.

PVN đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN huy động các nhà máy điện khí

Theo thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVN đã kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN tăng cường huy động các nhà máy nhiệt điện khí nhằm đảm bảo tiêu thụ khí trong bối cảnh tình hình giảm từ đầu năm.
Theo PVN, căn cứ vào dự báo công suất huy động điện từ ngày 26/9/2021 - ngày bắt đầu được công khai dữ liệu này, thì nhiệt điện chạy khí chỉ được huy động khoảng 1.300 - 2.500 MW hàng ngày.
PVN đang làm ăn thế nào?
Những số liệu này đều thấp hơn nhiều so với với công suất 7.185 MW của loại hình điện từ tuabin khí hiện có trong hệ thống điện Việt Nam.
Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho biết, từ đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở miền Nam, dẫn tới nhu cầu tiêu thụ điện có xu hướng giảm đi rõ rệt, do nhu cầu điện dùng trong sản xuất giảm khi phần lớn các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp cũng chịu tình trạng ngưng trệ, ngừng kinh doanh, thậm chí đóng cửa trong các đợt cách ly, giãn cách xã hội kéo dài.
EVN cho hay, từ tháng 7/2021 tới nay, do thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu sử dụng điện của hệ thống điện quốc gia chỉ đạt 90%, riêng khu vực miền Nam tiêu thụ điện tháng 8/2021 chỉ đạt 78% so với kế hoạch tại Quyết định 3598 của Bộ Công Thương.
Theo quy luật thông thường, hệ quả tất yếu khi nhu cầu điện giảm, sẽ kéo theo việc huy động các nhà máy sản xuất điện ở khu vực phía Nam bị ảnh hưởng theo, trong đó có điện từ khí.
Ngoài ra, đối với trường hợp này, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có bất cứ quy định nào về việc ưu tiên huy động nguồn điện khí từ các cơ quan quản lý nhà nước, nên bên mua điện phải tuân theo các quy định do Bộ Công Thương cũng như Cục Điều tiết điện lực ban hành nhằm đảm bảo một số nguyên tắc như công bằng, minh bạch và tối thiểu hóa chi phí mua điện của hệ thống hiện nay.
PVN cho rằng, việc không đẩy mạnh mua điện khí sẽ khiến nguồn khai thác khí bị ảnh hưởng như, giảm đi, như đã đề cập.
Đặc biệt, theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ước tính, tổng khoản giảm thu của riêng Petrovietnam/PV Gas trong năm 2021 có thể lên tới hơn 5.000 tỷ đồng.
Còn nếu tính các khoản giảm thu của Nhà nước, Petrovietnam và các đơn vị thì con số có thể lên tới hơn 13.000 tỷ đồng năm 2021 này.
Chưa kể, sang năm 2022, với dự báo việc huy động khí cho phát điện tiếp tục giảm mạnh, có thể chỉ còn ở mức hơn 6 tỷ m3 so với khả năng khai thác được là 9,1 tỷ m3, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam/PV Gas/PV Power (Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) và phần thu của Nhà nước sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh hơn so với năm 2021. 
“Dự kiến, các khoản giảm thu của Petrovietnam/PV Gas có thể lên tới gần 7.000 tỷ đồng; tổng khoản giảm thu của Nhà nước, Petrovietnam và các đơn vị có thể lên tới hơn 17.000 tỷ đồng”, báo cáo cho thấy.
Do đó, phía PVN đã “khẩn cấp kiến nghị” Bộ Công Thương chỉ đạo EVN tăng cường huy động các nhà máy nhiệt điện khí nhằm bảo đảm tiêu thụ khí theo kế hoạch vận hành tại Quyết định 3598 của Bộ.
Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách về tổng thể, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã đề nghị khi xây dựng kế hoạch cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2022.
PVN sẵn sàng chịu trách nhiệm về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
Theo đó, sản lượng khí cho phát điện sẽ là 6,4 tỷ m3, để đảm bảo sản lượng khai thác cả năm là 9,1 tỷ m3.
Trong khi đó, phía EVN cho rằng, việc vận hành và huy động các nhà máy tuabin khí hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện, khả năng cung cấp nhiên liệu cho phát điện, giá nhiên liệu đầu vào và việc chào giá của các nhà máy điện trên thị trường điện, theo báo Đầu tư.
Việc Qc (chấp nhận sản lượng hợp đồng) không tương đương nghĩa vụ bao tiêu nhiên liệu của các nhà máy điện Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 đã và đang gây nên các khoản lỗ lớn cho đơn vị.
Do đó, đề nghị Bộ Công thương xem xét chấp thuận nguyên tắc sản lượng điện hợp đồng năm không thấp hơn sản lượng điện năng tương ứng với lượng khí bao tiêu theo quy định của Hợp đồng mua bán khí.
Trong trường hợp này, nhà máy điện sẽ có trách nhiệm và điều kiện để chào giá nhằm đảm bảo nghĩa vụ bao tiêu khí của mình.
Phía Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) thì khẳng định, các nhà máy thuộc PV Power luôn thực hiện chào giá tuân thủ các quy định của thị trường điện, đảm bảo điều kiện kỹ thuật của tổ máy, tránh việc các tổ máy phải ngừng, khởi động trong thời gian ngắn nhiều lần, gây ảnh hưởng đến độ tin cậy, an toàn thiết bị của các nhà máy điện.
Thảo luận