Lý do khiến giá khí đốt tăng mạnh
Vị chuyên gia lưu ý rằng nhu cầu về khí đốt tăng lên khi tất cả các nước thay đổi quan điểm về cung cấp năng lượng gần như cùng một lúc, dẫn đến xu hướng tăng trưởng tiêu thụ khí đốt, kéo theo giá tăng; nhu cầu khí đốt cũng tăng do mùa xuân năm nay lạnh hơn mọi năm, khiến lượng dự trữ khí đốt giảm sút, bất chấp cuộc khủng hoảng COVID-19. Nhà phân tích nhận định rằng tình hình này bất ổn trong một khoảng thời gian ngắn hạn.
“Dòng chảy Bắc-2” sẽ giúp ổn định tình hình khủng hoảng
“Nhưng khi các xuất hiện nguồn cung cấp khí đốt khác, chẳng hạn như việc đường ống dẫn khí đốt Nga-Đức “Dòng chảy Bắc-2” nhất định sẽ đi vào hoạt động, và việc nối lại các cơ sở sản xuất ở Nga và Na Uy, tình hình thị trường sẽ ổn định trở lại và giá khí đốt sẽ giảm. Đây chỉ là vấn đề thời gian, sẽ mất độ vài tháng”, - nhà phân tích lưu ý.
Tình trạng tăng giá khí đốt hiện tại là trường hợp đặc biệt và gắn liền với sự phục hồi kinh tế đồng thời trên thế giới, chuyên gia lưu ý.
"Thị trường sẽ vẫn thiếu nguồn cung vào mùa đông này và dự kiến tình hình sẽ bình thường trở lại vào đầu năm 2022", - nhà phân tích dự đoán.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh
Giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh trong những tháng gần đây. Nhìn lại số liệu vào đầu tháng 8, giá ước tính của các hợp đồng giao sau gần nhất trên chỉ số TTF của Hà Lan là khoảng 515 USD/1000 m3, nhưng đến cuối tháng 9 con số này đã tăng hơn gấp đôi.
Các chuyên gia lưu ý rằng việc giá khí đốt giao sau ở châu Âu tăng cao là do một số yếu tố: các kho ngầm lưu trữ khí đốt ở châu Âu (UGS) chưa được bơm đầy, nguồn cung hạn chế từ các nhà cung cấp chính và nhu cầu cao đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á.