Theo chuyên gia, hành động thù địch quy mô lớn thường bắt đầu khi mà hòa bình không có lợi cho bất kỳ bên xung đột nào và tất cả đều lâm vào bế tắc. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện là một quốc gia khổng lồ không gặp vấn đề gì về kinh tế. Ông Solonnikov khẳng định điều này nói lên rằng cuộc chiến không có lợi cho phía Trung Quốc.
Quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Đài Loan
Đồng thời, cần thừa nhận rằng mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc với Đài Loan đã diễn ra từ năm 1949. Trong suốt những thập kỷ qua, Trung Quốc luôn tìm cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Hiện tại không có cuộc khủng hoảng nào lớn đến mức giới lãnh đạo Trung Quốc phải tìm lối thoát thông qua xung đột quân sự.
"Xét cho cùng, việc Đài Loan sáp nhập Trung Quốc được xem xét trong trung hạn bằng biện pháp hòa bình", - ông Solonnikov kết luận.
Chuyên gia nhất trí rằng nguy cơ bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ ba là có, nhưng không nhất thiết chiến tranh sẽ xảy ra vì lý do Trung Quốc.
Ông Solonnikov lưu ý đến nguy cơ Mỹ và Israel tấn công Iran. Đồng thời, Iran có thể đáp trả bằng đòn giáng vào Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Azerbaijan, là các nước có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột này. Theo đó, Armenia, thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), có thỏa thuận hợp tác với Nga, cũng có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chuyên gia Solonnikov cho rằng khi có khả năng thực tế đạt được thỏa thuận, các bên sẽ dây dưa với cuộc chiến cho đến phút cuối. Theo nhà khoa học chính trị, nếu xảy ra xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc thì Nga sẽ là bên cuối cùng bị lôi kéo. Nhiều khả năng quân đội Nhật Bản và Philippines sẽ tham gia xung đột, nhưng nó sẽ khônglan tới tận Nga.
"Và sau đó mọi chuyện sẽ phụ thuộc vào kỹ năng của các nhà ngoại giao và các nhà lãnh đạo", ông Solonnikov kết luận.