Nhà cai trị không hiếu chiến
"Nhìn chung, tình hình đất nước khi đó đang phát triển khá bình lặng, Trịnh Tạc không phải là một chỉ huy quá thành công và, biết điều này, ông ta không háo hức lao vào cuộc chiến. Trịnh Tạc tích cực tham gia vào công việc nội bộ, gom góp của cải, tăng thu thuế. Vào nửa sau thế kỷ 17, chủ đề quân sự từng phổ biến trong chương trình nghị sự lịch sử Việt Nam nhiều thập kỷ, rõ ràng đã lỗi thời. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đều đã đạt được hoặc không thể đạt được một cách khách quan. Trong vấn đề này, Chúa Trịnh Tạc xây dựng chính sách "hòa bình", kêu gọi chấm dứt các chiến tranh tốn kém, giảm bớt quân đội, giải quyết việc tái thiết và lập lại trật tự trong các vùng lãnh thổ đã được kiểm soát", - Giáo sư Fedorin nói.
Kẻ tội phạm trở thành nhà thống trị
Ông Andrei Fedorin nói: “Số phận của Trịnh Căn không hề dễ dàng. Khi còn trẻ, Trịnh Căn bị kết tội trộm tài sản từ nhà ông nội. Vào thời điểm đó, đối với giới quý tộc chuyện này được coi là điều đáng xấu hổ hơn là giết người cướp của. Vì tội đó, Trịnh Căn có nguy cơ bị trục xuất khỏi gia tộc họ Trịnh, chuyển đến gia tộc của mẹ ông và bị giam suốt đời trong nhà ngục phủ Chúa. Bất chấp nỗ lực vận động của người chị gái, bản án vẫn có hiệu lực. Điều duy nhất bà cố gắng làm là đưa em trai ra khỏi nhà ngục với điều kiện lưu đày lâu dài bên ngoài kinh đô. Vì vậy, Trịnh Căn đã sống một phần đáng kể tuổi trẻ của mình trong nhà chị gái, nơi cư trú của gia tộc Đặng. Có rất ít hy vọng rằng một ngày nào đó Trịnh Căn sẽ được tha thứ và đảm nhận một vị trí xứng đáng trong triều đình và trong quân đội (nói gì đến ngai vàng).”
Án tử hình cho các ông quan tham nhũng
"Triều đại Trịnh Căn là một trong những triều đại lâu dài nhất và hiệu quả nhất trong lịch sử của gia tộc của ông - ông qua đời khi đã rất già và truyền ngôi trực tiếp cho cháu trai của mình. Trong chính sách đối nội và đối ngoại, Trịnh Căn tiếp tục tuân thủ đường lối được hình thành dưới thời trị vì của người cha, nhưng thận trọng và kiên nhẫn hơn", - nhà khoa học Nga nói.