https://kevesko.vn/20211010/thoi-hoang-kim-trung-co-viet-nam-chi-keo-dai-4-thap-ky-12019693.html
"Thời hoàng kim" Trung cổ Việt Nam chỉ kéo dài 4 thập kỷ
"Thời hoàng kim" Trung cổ Việt Nam chỉ kéo dài 4 thập kỷ
Sputnik Việt Nam
Tại Viện các nước Á-Phi trực thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov ở Moskva đã diễn ra hội thảo khoa học và thực tiễn toàn Nga về chủ đề... 10.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-10T08:26+0700
2021-10-10T08:26+0700
2021-10-10T08:26+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
văn hóa
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/08/12028468_0:4:2501:1410_1920x0_80_0_0_1a8e9c7e7b2fdffb8548afdf73edf90d.jpg
Bản báo cáo "Tính cách các Chúa Trịnh – các nhà cai trị không chính thức ở Việt Nam thế kỷ 17: Những dữ liệu mới" của Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Andrei Fedorin đã thu hút sự quan tâm lớn. Thông qua lăng kính về sự chuyển giao quyền lực trong gia tộc Chúa Trịnh, diễn giả đã cố gắng làm nổi bật một loạt vấn đề liên quan đến một giai đoạn khó khăn trong lịch sử Việt Nam, được gọi là "thời phân tranh Nam Bắc". Để phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình, ông Andrei Fedorin không chỉ thu thập dữ liệu từ các biên niên sử chính thức của Việt Nam, mà còn tham khảo thông tin từ các nguồn lịch sử bình diện thứ hai, đặc biệt là gia phả các Chúa Trịnh, thời Hậu Lê và nhà Mạc, cũng như gia phả một số gia đình quý tộc, có đại diện chiếm các vị trí lãnh đạo trong bộ máy dân sự và quân sự của đất nước thời đó. Kết quả là nhà khoa học Nga phát hiện bối cảnh nhiều sự kiện diễn ra ở Việt Nam trong những năm đó và đưa ra lời đáp cho nhiều câu hỏi mà trước đây được cho là còn chưa rõ ràng.Giáo sư Fedorin đã nêu bật cuộc đời và sự nghiệp của ba vị Chúa Trịnh là Trịnh Tráng (tại vị 1623-1657), Trịnh Tạc (1657-1682) và Trịnh Căn (1682-1709).Nhà cai trị không hiếu chiếnBáo cáo ghi nhận tình cảm đặc biệt của Trịnh Tráng dành cho người con trai thứ tư, trong tương lai sẽ là Chúa Trịnh Tạc. Là con trai của người mẹ trước đó từng kết hôn và đã sinh con từ cuộc hôn nhân, vị thế của Trịnh Tạc khá đặc biệt. Gia đình và người thân bên phía người cha Trịnh Tráng đã đối xử với Trịnh Tạc với thái độ định kiến. Tuy nhiên, Trịnh Tráng đánh giá rất cao người con trai này, thăng chức cho ông bằng mọi cách có thể, và đến cuối năm 1644, đã quyết định cho Trịnh Tạc làm người kế vị.Tuy nhiên, thành viên gia tộc Chúa Trịnh luôn luôn là các nhà lãnh đạo quân sự. Cho nên vị thế của Trịnh Tạc, người thực sự đứng đầu gia tộc này nhưng không có tài năng thích hợp, hóa ra lại rất bấp bênh. Ngay cả người cha Trịnh Tráng trước đây luôn ủng hộ và thúc đẩy ông, cũng bắt đầu đối xử với người kế vị tồi tệ hơn rõ rệt.Và rồi hình bóng Trịnh Căn - người con thứ tư trong số mười hai con trai của Trịnh Tạc, đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử. Theo nhà khoa học Nga, về sau chính Trịnh Căn đã trở thành nhà cai trị hiệu quả và khéo léo nhất của gia tộc họ Trịnh.Kẻ tội phạm trở thành nhà thống trịTheo truyền thuyết được ghi lại chi tiết trong gia phả họ Đặng, năm 1656, chị gái của Trịnh Căn, người đã không từ bỏ nỗ lực vận động cho em trai được tha tội, đã thỏa thuận với các nàng thiếp của Chúa Trịnh Tráng, khi đó đã già cả và đam mê bói toán. Họ nói ông biết, hồn ma Chúa Trịnh Kiểm truyền rằng chỉ một người tên là Trịnh Căn mới có thể cứu được con cháu họ Trịnh. Vị Chúa già nua không nhớ nổi đó là ai, liền tha tội cho cháu nội của mình.Trịnh Căn được phép trở lại triều đình vào thời điểm rất khó khăn đối với gia tộc họ Trịnh, khi họ thất bại rõ rệt trong cuộc chiến với nhà Nguyễn và đang đứng trước nguy cơ không chỉ mất một phần lãnh thổ, mà còn bị hoàn toàn sụp đổ và mất tư cách trị vì. Trịnh Căn đã hoàn thành xuất sắc vai trò một vị chỉ huy tài ba và một chính trị gia khôn ngoan. Trong khuôn khổ gia tộc, năm 1660, Trịnh Căn được tuyên bố là Thế tử kế vị của Trịnh Tạc. Sau đó, rất lâu trước khi qua đời năm 1682, dưới áp lực của những người tùy tùng, trên thực tế Trịnh Tạc đã phải chuyển giao quyền lực cho con trai.Án tử hình cho các ông quan tham nhũngTrịnh Căn thực hiện nhiều cải cách, chấm dứt các cuộc chiến tranh hao tổn tài lực với nhà Nguyễn ở phía Nam đất nước, đưa ra giải pháp cuối cùng cho vấn đề cố thủ ở tỉnh Cao Bằng, thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Thanh, qua chuyện đó đã cứu Việt Nam khỏi mối đe dọa tấn công thường xuyên từ phía Bắc. Triều đại của Trịnh Căn cũng gắn liền với việc áp dụng thuế vĩnh viễn đối với các tầng lớp dân chúng, tạo điều kiện đáng kể cho cuộc sống của phần lớn dân cư, đưa ra hạn chế rõ ràng cấm lập các trang trại địa chủ lớn và thường xuyên ân xá cho những người mắc tội nhẹ như bỏ trốn vì cuộc sống khó khăn và chiến tranh. Các quan chức thường xuyên bị giữ trong tình trạng sẵn sàng, thường xuyên kiểm tra và chống lạm quyền, nếu phạm tội sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt, thậm chí tử hình. Các quan đặc biệt bị trừng phạt nghiêm khắc nếu tham nhũng, thiếu công bằng, chậm trễ ra quyết định tại các phiên tòa, thụ động trong việc duy trì cơ sở hạ tầng trong tình trạng tốt.Theo nhà khoa học Nga Andrei Fedorin, nửa sau thế kỷ 17 (từ năm 1657) là giai đoạn "phục hưng kinh tế" của xã hội Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc và biến động. Nói một cách hình tượng, sự nghiệp của Trính Căn với tư cách là nhà cai trị là "thời kỳ vàng son" trong lịch sử Việt Nam thời Trung Cổ. Tuy nhiên, thời kỳ này chỉ kéo dài trong bốn thập niên cuối thế kỷ 17.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20210821/kabul-that-thu-nhu-sai-gon-nguoi-my-khong-nho-bai-hoc-lich-su-10968869.html
https://kevesko.vn/20210930/phan-no-trailer-phim-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-11135154.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/08/12028468_138:0:2361:1667_1920x0_80_0_0_ebca39f4a0bfe1d941d0c11d0dc5acf1.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, văn hóa, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, văn hóa, tác giả
"Thời hoàng kim" Trung cổ Việt Nam chỉ kéo dài 4 thập kỷ
Tại Viện các nước Á-Phi trực thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov ở Moskva đã diễn ra hội thảo khoa học và thực tiễn toàn Nga về chủ đề “Đông Nam Á: Quá khứ lịch sử và hiện thực đương đại”.
Bản báo cáo "Tính cách các Chúa Trịnh – các nhà cai trị không chính thức ở Việt Nam thế kỷ 17: Những dữ liệu mới" của Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Andrei Fedorin đã thu hút sự quan tâm lớn. Thông qua lăng kính về sự chuyển giao quyền lực trong gia tộc Chúa Trịnh, diễn giả đã cố gắng làm nổi bật một loạt vấn đề liên quan đến một giai đoạn khó khăn trong lịch sử Việt Nam, được gọi là "thời phân tranh Nam Bắc". Để phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình, ông Andrei Fedorin không chỉ thu thập dữ liệu từ các biên niên sử chính thức của Việt Nam, mà còn tham khảo thông tin từ các nguồn lịch sử bình diện thứ hai, đặc biệt là gia phả các Chúa Trịnh, thời Hậu Lê và nhà Mạc, cũng như gia phả một số gia đình quý tộc, có đại diện chiếm các
vị trí lãnh đạo trong bộ máy dân sự và quân sự của đất nước thời đó. Kết quả là nhà khoa học Nga phát hiện bối cảnh nhiều sự kiện diễn ra ở Việt Nam trong những năm đó và đưa ra lời đáp cho nhiều câu hỏi mà trước đây được cho là còn chưa rõ ràng.
Giáo sư Fedorin đã nêu bật cuộc đời và sự nghiệp của ba vị Chúa Trịnh là Trịnh Tráng (tại vị 1623-1657), Trịnh Tạc (1657-1682) và Trịnh Căn (1682-1709).
Nhà cai trị không hiếu chiến
Báo cáo ghi nhận tình cảm đặc biệt của Trịnh Tráng dành cho người con trai thứ tư, trong tương lai sẽ là Chúa Trịnh Tạc. Là con trai của người mẹ trước đó từng kết hôn và đã sinh con từ cuộc hôn nhân, vị thế của Trịnh Tạc khá đặc biệt. Gia đình và người thân bên phía người cha Trịnh Tráng đã đối xử với Trịnh Tạc với thái độ định kiến. Tuy nhiên, Trịnh Tráng đánh giá rất cao người con trai này, thăng chức cho ông bằng mọi cách có thể, và đến cuối năm 1644, đã quyết định cho Trịnh Tạc làm người kế vị.
"Nhìn chung, tình hình đất nước khi đó đang phát triển khá bình lặng, Trịnh Tạc không phải là một chỉ huy quá thành công và, biết điều này, ông ta không háo hức lao vào cuộc chiến. Trịnh Tạc tích cực tham gia vào công việc nội bộ, gom góp của cải, tăng thu thuế. Vào nửa sau thế kỷ 17, chủ đề quân sự từng phổ biến trong chương trình nghị sự lịch sử Việt Nam nhiều thập kỷ, rõ ràng đã lỗi thời. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đều đã đạt được hoặc không thể đạt được một cách khách quan. Trong vấn đề này, Chúa Trịnh Tạc xây dựng chính sách "hòa bình", kêu gọi chấm dứt các chiến tranh tốn kém, giảm bớt quân đội, giải quyết việc tái thiết và lập lại trật tự trong các vùng lãnh thổ đã được kiểm soát", - Giáo sư Fedorin nói.
Tuy nhiên, thành viên gia tộc Chúa Trịnh luôn luôn là các nhà lãnh đạo quân sự. Cho nên vị thế của Trịnh Tạc, người thực sự đứng đầu gia tộc này nhưng không có tài năng thích hợp, hóa ra lại rất bấp bênh. Ngay cả người cha Trịnh Tráng trước đây luôn ủng hộ và thúc đẩy ông, cũng bắt đầu đối xử với người kế vị tồi tệ hơn rõ rệt.
Và rồi hình bóng Trịnh Căn - người con thứ tư trong số mười hai con trai của Trịnh Tạc, đã xuất hiện trên
vũ đài lịch sử. Theo nhà khoa học Nga, về sau chính Trịnh Căn đã trở thành nhà cai trị hiệu quả và khéo léo nhất của gia tộc họ Trịnh.
Kẻ tội phạm trở thành nhà thống trị
Ông Andrei Fedorin nói: “Số phận của Trịnh Căn không hề dễ dàng. Khi còn trẻ, Trịnh Căn bị kết tội trộm tài sản từ nhà ông nội. Vào thời điểm đó, đối với giới quý tộc chuyện này được coi là điều đáng xấu hổ hơn là giết người cướp của. Vì tội đó, Trịnh Căn có nguy cơ bị trục xuất khỏi gia tộc họ Trịnh, chuyển đến gia tộc của mẹ ông và bị giam suốt đời trong nhà ngục phủ Chúa. Bất chấp nỗ lực vận động của người chị gái, bản án vẫn có hiệu lực. Điều duy nhất bà cố gắng làm là đưa em trai ra khỏi nhà ngục với điều kiện lưu đày lâu dài bên ngoài kinh đô. Vì vậy, Trịnh Căn đã sống một phần đáng kể tuổi trẻ của mình trong nhà chị gái, nơi cư trú của gia tộc Đặng. Có rất ít hy vọng rằng một ngày nào đó Trịnh Căn sẽ được tha thứ và đảm nhận một vị trí xứng đáng trong triều đình và trong quân đội (nói gì đến ngai vàng).”
Theo truyền thuyết được ghi lại chi tiết trong gia phả họ Đặng, năm 1656, chị gái của Trịnh Căn, người đã không từ bỏ nỗ lực vận động cho em trai được tha tội, đã thỏa thuận với các nàng thiếp của Chúa Trịnh Tráng, khi đó đã già cả và đam mê bói toán. Họ nói ông biết, hồn ma Chúa Trịnh Kiểm truyền rằng chỉ một người tên là Trịnh Căn mới có thể cứu được con cháu họ Trịnh. Vị Chúa già nua không nhớ nổi đó là ai, liền tha tội cho cháu nội của mình.
30 Tháng Chín 2021, 11:00
Trịnh Căn được phép trở lại triều đình vào thời điểm rất khó khăn đối với gia tộc họ Trịnh, khi họ thất bại rõ rệt trong cuộc chiến với nhà Nguyễn và đang đứng trước nguy cơ không chỉ mất một phần lãnh thổ, mà còn bị hoàn toàn sụp đổ và mất tư cách trị vì. Trịnh Căn đã hoàn thành xuất sắc vai trò một vị chỉ huy tài ba và một
chính trị gia khôn ngoan. Trong khuôn khổ gia tộc, năm 1660, Trịnh Căn được tuyên bố là Thế tử kế vị của Trịnh Tạc. Sau đó, rất lâu trước khi qua đời năm 1682, dưới áp lực của những người tùy tùng, trên thực tế Trịnh Tạc đã phải chuyển giao quyền lực cho con trai.
Án tử hình cho các ông quan tham nhũng
"Triều đại Trịnh Căn là một trong những triều đại lâu dài nhất và hiệu quả nhất trong lịch sử của gia tộc của ông - ông qua đời khi đã rất già và truyền ngôi trực tiếp cho cháu trai của mình. Trong chính sách đối nội và đối ngoại, Trịnh Căn tiếp tục tuân thủ đường lối được hình thành dưới thời trị vì của người cha, nhưng thận trọng và kiên nhẫn hơn", - nhà khoa học Nga nói.
Trịnh Căn thực hiện nhiều cải cách, chấm dứt các cuộc chiến tranh hao tổn tài lực với nhà Nguyễn ở phía Nam đất nước, đưa ra giải pháp cuối cùng cho vấn đề cố thủ ở tỉnh Cao Bằng, thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Thanh, qua chuyện đó đã cứu Việt Nam khỏi
mối đe dọa tấn công thường xuyên từ phía Bắc. Triều đại của Trịnh Căn cũng gắn liền với việc áp dụng thuế vĩnh viễn đối với các tầng lớp dân chúng, tạo điều kiện đáng kể cho cuộc sống của phần lớn dân cư, đưa ra hạn chế rõ ràng cấm lập các trang trại địa chủ lớn và thường xuyên ân xá cho những người mắc tội nhẹ như bỏ trốn vì cuộc sống khó khăn và chiến tranh. Các quan chức thường xuyên bị giữ trong tình trạng sẵn sàng, thường xuyên kiểm tra và chống lạm quyền, nếu phạm tội sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt, thậm chí tử hình. Các quan đặc biệt bị trừng phạt nghiêm khắc nếu tham nhũng, thiếu công bằng, chậm trễ ra quyết định tại các phiên tòa, thụ động trong việc duy trì cơ sở hạ tầng trong tình trạng tốt.
Theo nhà khoa học Nga Andrei Fedorin, nửa sau thế kỷ 17 (từ năm 1657) là giai đoạn "phục hưng kinh tế" của
xã hội Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc và biến động. Nói một cách hình tượng, sự nghiệp của Trính Căn với tư cách là nhà cai trị là "thời kỳ vàng son" trong lịch sử Việt Nam thời Trung Cổ. Tuy nhiên, thời kỳ này chỉ kéo dài trong bốn thập niên cuối thế kỷ 17.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.