"Nga đã vi phạm Hiệp ước INF khi triển khai tên lửa. Vì vậy, điều quyết định là họ phải loại bỏ những tên lửa này", ông Eberhardt nói, khi trả lời yêu cầu làm rõ quan điểm của chính quyền Joe Biden về đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến việc đưa ra các giới hạn triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu.
Đầu năm 2019, Washington tuyên bố đơn phương rút khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung (Hiệp ước INF) sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước trong một thời gian dài. Moskva bác bỏ mọi cáo buộc. Hiệp ước chấm dứt hiệu lực vào ngày 2 tháng 8 năm 2019.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã công bố một sáng kiến mới nhằm giải quyết tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở châu Âu sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF. Cụ thể, ông nói rằng Moskva sẵn sàng không triển khai tên lửa 9M729 trên phần lãnh thổ của Liên bang Nga ở châu Âu nhưng phải có các bước đi đáp lại từ phía NATO. Ông cũng đề nghị liên minh kiểm tra các tổ hợp Aegis Ashore sử dụng bệ phóng Mk-41 tại các căn cứ của họ ở châu Âu và tên lửa 9M729 tại các cơ sở ở Kaliningrad của Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 6, các bên tham gia tuyên bố rằng họ không coi đề xuất của Nga về việc hoãn triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu sau khi hiệp ước liên quan chấm dứt là ý kiến có thể chấp nhận được.