Đại dịch COVID-19

Nghiên cứu cho thấy ưu điểm của vắc xin véctơ adenovirus của người có thể thúc đẩy Sputnik V của Nga

Nhóm các nhà khoa học Mỹ đã so sánh một số vắc xin chống COVID-19 và đưa ra kết luận rằng vắc xin sử dụng vectơ adenovirus ở người có hiệu quả vượt trội hơn so với vắc xin mRNA. Kết luận này được các nhà khoa học Argentina ủng hộ sau khi họ nghiên cứu các dữ liệu dài hạn.
Sputnik
Vắc xin MRNA đảm bảo phản ứng kháng thể COVID-19 đỉnh cao, nhưng mất hầu hết hiệu quả trong vòng 6 tháng, trong khi đó vắc xin vectơ adenovirus ở người cung cấp mức độ bảo vệ ổn định trong 8 tháng sau khi tiêm chủng. Đây là phát hiện quan trọng của nghiên cứu so sánh, được công bố ngày 15 tháng 10 trên Tạp chí Y học New England. Các nhà bác học đã nghiên cứu quá trình phản ứng miễn dịch của vắc xin chống chủng coronavirus mới của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Hai loại vắc xin đầu tiên đại diện cho công nghệ mRNA và vắc xin thứ ba dựa trên nền tảng vectơ adenovirus ở người.
Vắc xin vectơ adenovirus sử dụng một lần của Johnson & Johnson cho người đã dẫn đầu nghiên cứu, vượt qua hai đối thủ cạnh tranh mRNA hai thành phần của công ty, trong khi đó hiệu giá kháng thể trung hòa vi rút sống tăng từ 146 ban đầu lên 629 sau 8 tháng.
Đại dịch COVID-19
Trung tâm Gamaleya nộp đơn đăng ký lưu hành ổn định vắc xin Sputnik V
Số lượng kháng thể bảo vệ trung hòa trong vắc-xin Pfizer xếp vị trí thứ hai, đã giảm 34 lần trong 8 tháng. Kết quả phù hợp với dữ liệu từ văn kiện ngày 17 tháng 9 do Pfizer đệ trình lên FDA trong nỗ lực đảm bảo rằng những ai lựa chọn nhãn hiệu vắc-xin này phải tiêm lại sau 6 tháng để duy trì mức độ kháng thể chống COVID ở mức độ đủ cao.
Vị trí thứ ba thuộc về vắc xin Moderna mRNA, có mức độ kháng thể giảm 44 lần so với thời gian đầu của giai đoạn 8 tháng.
Nhưng mức độ kháng thể chống COVID-19 không phải là yếu tố duy nhất mà các nhà miễn dịch học xét đến. Nghiên cứu của Mỹ cũng đo phản ứng của tế bào T CD8 với vắc xin mRNA và vắc xin Ad26. Tế bào T là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch nhằm vào các phần tử lạ. Khả năng miễn dịch tế bào T trong trường hợp COVID-19 hiện đang được các nhà khoa học trên thế giới tích cực nghiên cứu và chiếm vị trí đầu tiên trong các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủng coronavirus mới. Đây là nơi vắc-xin vectơ adenovirus đã giành phần thắng trong khoảng thời gian 8 tháng: Pfizer cho thấy số lượng tế bào T CD8 là 0,016%, Moderna - 0,017% và Janssen - 0,12%.
Nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ cho thấy mức độ biểu hiện phản ứng miễn dịch ban đầu khá ổn định đối với vắc xin mRNA, nhưng sau 8 tháng, chỉ số này giảm xuống tương đương với vắc xin vector adenoviral. Sự khác biệt thực sự có thể thấy trong trường hợp phản ứng của tế bào T - đây là nơi mà vắc-xin vectơ adenovirus ở người thực sự giành phần thắng.
Nga đáp trả cáo buộc ăn cắp công thức vaccine AstraZeneca cho Sputnik V
Kết quả của nghiên cứu ở Mỹ được hỗ trợ bởi một nghiên cứu khác gần đây được tiến hành ở Argentina. Các nhà khoa học Argentina kết luận rằng vắc xin dựa trên vector adenovirus ở người như Sputnik V và vắc-xin Janssen có khả năng đảm bảo “sự trưởng thành” của kháng thể và tăng khả năng chống coronavirus trong khoảng thời gian 6 tháng. Nghiên cứu của Argentina cho thấy gia tăng đáng kể chỉ số hoạt động trung hòa (NPI), được quan sát sau 120 ngày (NPI = 0,33) so với các giá trị được quan sát sau 42 ngày sau khi tiêm chủng (NPI = 0,15).
Vắc xin Pfizer và Moderna dựa trên loại công nghệ thử nghiệm mRNA, chưa được sử dụng rộng rãi trước đại dịch COVID-19. Các vắc xin này sử dụng bản sao của phân tử, gọi là “RNA thông tin” để tạo ra phản ứng miễn dịch. Còn Janssen và Sputnik V thì dựa trên công nghệ đã được biết đến rộng rãi tiêm vector adenovirus ở người, nơi mã hóa di truyền của kháng nguyên mong muốn được phân phối thông qua vector virus không sao chép. Cả Janssen và Sputnik V đều sử dụng vectơ adenoviral của người là Ad26, nhưng Sputnik V còn có bảo vệ dưới hình thức phương pháp tăng cường sơ cấp khác nhau: nếu một người trước đó đã tiếp xúc với Ad26 và kết quả là thành phần này không hoạt động hiệu quả, thì mũi thứ hai của vắc xin Sputnik V được thiết kế để khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng một nền tảng adenoviral khác là Ad5.
Sản xuất vắc xin Sputnik V
Cả hai loại vắc xin Sputnik V và Janssen đều sử dụng nền tảng adenovirus của người, còn vắc xin AstraZeneca thì dựa trên adenovirus của tinh tinh.
Sputnik V của Nga là vắc xin chống COVID-19 được đăng ký đầu tiên trên thế giới, có hiệu quả trên 91,6%. Hiện nay Sputnik V được phê duyệt sử dụng tại 70 quốc gia.
Thảo luận