Các “ông lớn” FDI như Apple, Intel, Foxconn muốn mở rộng sản xuất ở Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn cho biết, các “đại bàng”, doanh nghiệp FDI hàng đầu như Apple, Intel, Foxconn, Nike, Addidas (hay Samsung, LG trước đó) đều muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Sputnik
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định, không hề có chuyện các doanh nghiệp FDI chuyển dây chuyền sản xuất, cung ứng rút khỏi Việt Nam.

Apple, Intel, Foxconn muốn làm ăn lớn ở Việt Nam

Ngày 21/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, các đại biểu tiếp tục thảo luận tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Phát biểu khi thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc) đề cập đến tình hình thu hút FDI, thông tin nhiều tập đoàn lớn của thế giới rời Việt Nam do đứt gãy kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Samsung sẽ mở rộng nhà máy ở Việt Nam, tăng sản lượng để đối đầu với Apple và Xiaomi
Trước việc thời gian qua có ý kiến cho rằng, một số doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn lớn đang cân nhắc chuyển sản xuất khỏi Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ, không hề có việc này.
“Không hề có việc các doanh nghiệp FDI rút khỏi Việt Nam”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, điều này là không đúng. Đại diện các Bộ, ban ngành chức năng của Việt Nam đã làm việc với nhiều tập đoàn lớn, trong số đó có Apple, Intel, Foxconn và xác nhận không có chuyện họ rời bỏ Việt Nam.
“Chúng tôi đã trao đổi với một số tập đoàn như Adidas, Apple… họ nói Việt Nam thời gian qua đã đóng cửa trong một thời gian tương đối dài, nên một số đơn hàng không đáp ứng được. Do đó họ phải chuyển một số đơn đặt hàng đi, tuy nhiên hiện cơ sở sản xuất tại Việt Nam đang phục hồi và còn tiếp tục mở rộng”, đại biểu Bùi Thanh Sơn cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, điển hình như Apple, Foxconn, Intel hiện nay đang muốn mở rộng sản xuất tiếp tại Việt Nam.
“Các doanh nghiệp FDI nhận thấy tiềm năng lớn của Việt Nam, nhất là các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký với các nước”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói về công tác ngoại giao vaccine của Việt Nam

Liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh về tầm quan trọng của chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế Việt Nam.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị, đối với chương trình phục hồi kinh tế cần tiếp cận cả hai hướng cung và cầu. Điều này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề cập thời gian qua.
Điều ẩn sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn
ĐBQH Bùi Thanh Sơn cho rằng, kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần có những biện pháp tài khóa kích thích tổng cầu. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lý giải, sau làn sóng Covid-19 lần thứ tư, đời sống người dân rất khó khăn, dẫn đến tổng cầu giảm.
Cùng với đó, kích thích tổng cung cũng vô cùng quan trọng khi tình trạng đứt gãy sản xuất, chuỗi cung ứng đã diễn ra.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục thị trường lao động, nhiều người dân đã di chuyển về quê, rời các khu đô thị lớn.
Đặc biệt, theo thông tin mà Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu tại phiên thảo luận tổ hôm nay, tính đến ngày 20/10, đã có 99 triệu liều vaccine về Việt Nam. Trong số này, có 50,6 triệu liều là mua, số vaccine nước ngoài viện trợ cho Hà Nội qua COVAX Facility và song phương được khoảng 34 triệu liều. Dự kiến đến hết tháng 10 này sẽ rơi vào khoảng 110 – 120 triệu liều.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho hay, hiện Việt Nam đã tiêm được khoảng 65 triệu liều.
“Muốn trở lại trạng thái “bình thường mới” chắc chắn phải phủ được vaccine”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Theo vị ĐBQH đoàn Vĩnh Phúc, hiện Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine đang xây dựng để trình Chính phủ kế hoạch kế hoạch mua vaccine trong năm 2022 cộng với vaccine sản xuất trong nước.
“Cần tính sớm và chủ động về nguồn cung vaccine bởi thời gian tới chúng ta sẽ tiêm vaccine cho trẻ em. Bên cạnh đó, hiện nhiều nước đang tiêm tăng cường mũi thứ 3”, ông Bùi Thanh Sơn lưu ý.

Chú trọng nông nghiệp – bệ đỡ nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Tại phiên thảo luận tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, ĐBQH Bùi Văn Cường, (Đoàn Hải Dương), Tổng Thư ký Quốc hội cũng nêu nhiều quan điểm đáng lưu ý.
Theo đó, Tổng Thư ký Quốc hội bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các Uỷ ban.
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, GDP 2021 có thể chỉ đạt 2%
Ông Bùi Văn Cường cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, trong lĩnh vực phòng chống dịch, báo cáo đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại như công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
“Có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện”, Tổng Thư ký Quốc hội nói.
Liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, ông Bùi Văn Cường cho rằng Chính phủ đã đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp căn cơ.
“Tuy nhiên, cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm thay vì dàn đều các nhiệm vụ”, Tổng Thư ký Quốc hội nêu ý kiến.
Ngoài ra, theo ông Bùi Văn Cường, cần có tiêu chí xác lập trạng thái “bình thường mới” như thế nào để các địa phương cùng áp dụng giúp cho giao thương, đi lại của người dân thuận lợi.
Các địa phương có thể ban hành các quy định phù hợp nhưng không vi phạm các tiêu chí về bình thường mới.
Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Mạnh Tiến (Đoàn Quốc hội Tây Ninh) cho rằng cần quan tâm duy trì phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện, an toàn dịch bệnh, hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.
Việt Nam cần hành động khi sức mạnh nền kinh tế ngày một yếu đi
Ngoài ra, theo đại biểu Tiến, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng phát huy thế mạnh của nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay với tư cách là bệ đỡ của nền kinh tế, góp phần lớn trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Cùng với đó, ông Tiến cho rằng cũng cần đặc biệt quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có các chính sách hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, nhất là trong giai đoạn tập trung hồi phục hậu Covid-19.
Các đại biểu cũng nhất trí về việcăng cường các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, để đáp ứng cho nhu cầu việc làm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong giai đoạn “bình thường mới”.
Thảo luận