Đại biểu Quốc hội: Tổ chức phiên tòa trực tuyến là phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Bên lề Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã có ý kiến phát biểu về dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Sputnik
Ngày 24/10, tiếp tục phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, rất nhiều ý kiến tập trung thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Các ý kiến đều bày tỏ đồng tình sự cần thiết ban hành quy định, song cũng đề nghị làm rõ nhiều vấn đề liên quan.
Trong đó, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận định, đây là vấn đề còn mới, phát sinh từ yêu cầu thực tiễn nhưng chưa có luật quy định. Do đó, cần thiết phải rà soát, đánh giá về điều kiện tổ chức tại cơ sở. Bên cạnh đó, khi tổ chức phiên tòa trực tuyến, phải quán triệt tuân thủ nguyên tắc, không làm phát sinh thêm thủ tục tố tụng mới.
Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng, giai đoạn dịch bệnh vừa qua khiến hoạt động xét xử hầu như ngưng trệ, có những vụ án đã phải hoãn lịch xét xử nhiều lần. Với tình hình dịch bệnh hiện nay, việc hoãn xét xử nhiều vụ án có khả năng sẽ còn tiếp diễn. Do đó, việc ban hành Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến là cần thiết.

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và các cơ quan nhà nước đều đã tổ chức các hoạt động làm việc trực tuyến để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong điều kiện dịch bệnh. Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến của tòa án là phù hợp với xu hướng này và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan”, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM chia sẻ.

Tranh luận với các đại biểu khác về tổ chức phiên tòa trực tuyến, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) đề nghị chỉ xét xử trực tuyến khi không thể xét xử trực tiếp được và quy định ngay trong Nghị quyết về điều kiện sự đồng ý của các bên tham gia vào tổ chức phiên tòa thay vì quy định trong thông tư hướng dẫn.
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV: Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về công tác tư pháp và phòng, chống tham nhũng

Chỉ nên xét xử trực tuyến những vụ án có tình tiết đơn giản

Đánh giá về dự thảo Nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến, đại biểu Lê Tất Hiếu (Vĩnh Phúc) cơ bản nhất trí với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đề nghị Quốc hội thông qua nghị quyết này. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, trong hoạt động xét xử của tòa án vấn đề quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là xét xử trực tiếp, nhất là đối với những vụ án phức tạp.
“Vì vậy, đề nghị Chính phủ trong phạm vi tổ chức phiên tòa trực tuyến chỉ nên xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đối với những vụ án hình sự, dân sự và hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ rõ ràng”, đại biểu đoàn Vĩnh Phúc nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần giao Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và các cơ quan liên quan trên cơ sở quy định của các Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến để có lộ trình thực hiện với những quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức phiên tòa cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng.
Giải trình một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến công tác chuẩn bị, các điều kiện bảo đảm để xét xử trực tuyến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, để có tòa án điện tử cần phải có các yếu tố: Hạ tầng, nhân lực và công chúng có sử dụng công nghệ thông tin. Đề án về xây dựng tòa án điện tử đã được hoàn thành với sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng, đơn vị liên quan và đã báo cáo với Chính phủ.
“TAND Tối cao đã chuẩn bị bảo đảm các điều kiện để xét xử trực tuyến ở một số địa phương như: TP.HCM, Hải Phòng, Bắc Giang... Trước mắt, tòa trực tuyến sẽ triển khai ở các địa phương đã có chuẩn bị thấu đáo về hạ tầng công nghệ thông tin”, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật đều giảm song chưa bền vững, nguyên nhân chủ yếu là giãn cách xã hội đã làm hạn chế điều kiện hoạt động của tội phạm.
Thảo luận 2 dự án luật, VKSND tối cao đề nghị cần quy định rõ thời hạn tạm đình chỉ điều tra
“Tuy nhiên, một số loại tội phạm lại có xu hướng gia tăng như chống người thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tung tin giả và lợi dụng chính sách phòng, chống dịch để trục lợi”, Bộ trưởng Bộ Công an nói.
Trước đó, quá trình nghiên cứu, tổ chức phiên tòa trực tuyến, TAND Tối cao đã xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội cũng đã báo cáo xin chủ trương của Bộ Chính trị.
Sau khi có chủ trương của các cấp có thẩm quyền, TAND Tối cao đã phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ban, ngành, tổ chức ở Trung ương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết theo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thảo luận