Đại dịch COVID-19

Học sinh sẽ quay trở lại trường học vào tuần sau?

HÀ NỘI (Sputnik) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc dự kiến sẽ cho học sinh, sinh viên (HSSV) quay lại trường học vào đầu tháng 11.
Sputnik
Các trường học và đại học đã xây dựng kế hoạch mở cửa từng phần để đón HSSV trở lại học tập, đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 được ban hành.

"Không thể đóng mãi cổng trường"

Tại một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã có phương án cho HSSV đi học lại. Cụ thể, Đà Nẵng dự kiến cho học sinh đi học trực tiếp từ ngày 1/11 (với lớp 1, 9, 12) và từ 8/11 (với các khối lớp khác). Sau khi cho học sinh lớp 9 và lớp 12 tựu trường từ 25/10, Bến Tre cho học sinh các cấp học còn lại (trừ mầm non)trở lại trường từ 1/11. Dự kiến ngày 1/11, Bình Dương cho học sinh lớp 12 đi học trực tiếp, trong khi Cần Thơ cho học sinh các cấp trở lại trường.
Đại dịch COVID-19
Nóng: 1200 học sinh huyện Củ Chi đang được tiêm vaccine Covid-19
Hầu hết các trường học tại Hà Nội cũng ủng hộ phương án cho toàn bộ học sinh tựu trường từ đầu tháng 11. Bà Đặng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai,Hà Nội, cho rằng:
"Thời điểm này có 3 căn cứ để trường học có thể yên tâm: Hà Nội có tỉ lệ khá cao người dân tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19; người dân nâng cao ý thức bảo vệ mình, cộng đồng; sắp tới tiêm vắc xin cho trẻ em".
Quang cảnh tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi ngày 27/10
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội, cũng từng đề xuất thành phố cho phép học sinh các trường ở “vùng xanh” đi học, sau 1-2 tuần theo dõi diễn biến của dịch bệnh, tiếp tục cho tất cả học sinh các cấp tới trường.
"Chúng ta khó có thể đạt mục tiêu không có F0. Không thể đóng mãi cổng trường cho học sinh học trực tuyến trong 4 bức tường” - Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội nói.
Theo kết quả khảo sát của Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, Hà Nội cho thấy, trên 60% phụ huynh học sinh ủng hộ việc cho học sinh quay trở lại trường học từ 1/11.
Đại dịch COVID-19
Sáng 29/10: Các ca nhiễm Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm

Các địa phương khác nói gì?

Nhiều Sở GD&ĐT cho biết, một trong những căn cứ để quyết định việc cho học sinh đi học trở lại là hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mức độ dịch tại địa bàn. Theo đó, cứ phường, xã có dịch ở mức độ 1-2, học sinh được đi học trực tiếp. Tại một số địa phương, số học sinh, giáo viên mắc COVID-19 tăng lên, khiến các trường phải khẩn cấp đóng cửa.
Trước đó khi bùng dịch, trường học đóng cửa trên diện rộng thì nay cơ quan chức năng khoanh vùng, chuyển đổi sang dạy học trực tuyến. Chia sẻ với báo chí, bà Đỗ Thị Hương, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho biết:
"Ba học sinh tại 3 trường trên địa bàn huyện mắc COVID-19, do đó nhà trường phối hợp cơ quan y tế xét nghiệm, cách ly các trường hợp F1 liên quan, đồng thời chuyển sang dạy học trực tuyến chỉ ở các trường đó".
COVID-19: Hà Giang triển khai xét nghiệm nhanh, khoanh vùng gọn
Đối với tỉnh Hà Giang, địa phương phát hiện các trường hợp mắc và nghi mắc COVID-19 trong cộng đồng, trong đó có 1 học sinh lớp 2 ở thành phố Hà Giang, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang đã cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS ở thành phố nghỉ học đến khi có thông báo mới.
Tại Phú Thọ, từ khi bùng dịch đến nay có hơn 150 học sinh, giáo viên mắc COVID-19, nhưng tỉnh chỉ dừng học trực tiếp ở những trường có dịch và địa bàn có nguy cơ cao. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ, cho biết:
"Nơi nào an toàn, các trường phải tận dụng thời gian để dạy học trực tiếp, hoàn thành chương trình".
Sau lễ khai giảng năm học mới hai tháng, thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, hiện có 23 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp; 15 địa phương dạy học kết hợp trực tiếp với trực tuyến, truyền hình; 25 địa phương dạy học trực tuyến, truyền hình.
Đại dịch COVID-19
Sở Y tế Bình Dương nói gì về vụ bé 14 tuổi ‘bất ngờ’ được tiêm vaccine Covid-19 ‘trước hạn’?

Áp dụng phương án "tái khởi động" đối với các trường đại học

Tại Hà Nội, các trường đại học trên toàn địa bàn cũng đã xây dựng phương án đón sinh viên trở lại giảng đường một cách linh hoạt. Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp, GS.TS Trần Văn Chứ, cho biết, khi nào UBND thành phố Hà Nội cho phép học sinh tựu trường thì Trường ĐH Lâm nghiệp sẽ mở cửa đón sinh viên học trực tiếp. GS. TS Trần Văn Chứ nêu rõ:
"Trường dự kiến đón sinh viên năm cuối phải làm khóa luận, sinh viên phải thực hành, thực tập trực tiếp trở lại trường từ ngày 10/11, nhưng sinh viên phải có giấy chứng nhận đã tiêm ngừa COVID-19, được test nhanh và ở trong trường theo diện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Đại dịch COVID-19
RDIF hoan nghênh việc Israel công nhận vắc xin Sputnik V
Giám đốc Trung tâm Thông tin truyền thông -Trường ĐH Mở Hà Nội, ông Đỗ Ngọc Anh, cho biết, khoảng 50% sinh viên của trường đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, 70% được tiêm 1 mũi.
“Vì vậy, nếu sinh viên về Hà Nội học tập trung cần được ưu tiên tiêm vắc xin tại nơi học tập. Trường đang đợi thêm một thời gian ngắn nữa, khi tỷ lệ người học được tiêm 2 mũi đạt khoảng 80% thì sẽ mở cửa từng phần đón sinh viên đến học trực tiếp” - Ông nói.
Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, cho hay, trường đã xây dựng các kịch bản cho việc dạy học trực tiếp như đón sinh viên khóa cũ lên trước, khóa mới lên sau, tổ chức tiêm vaccine cho sinh viên.
Đại dịch COVID-19
Covid-19 sáng 27/10: F0 tăng ‘chóng mặt’ tại các tỉnh, đóng cửa trường học tại Quảng Nam
Sở GDĐT TP. HCM vừa có dự thảo mở cửa trường học, tổ chức học tập trực tiếp, trong đó địa bàn cấp độ 1 và 2 (nguy cơ thấp và trung bình) sẽ tổ chức dạy trực tiếp, không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
Theo đó, các trường ngoài công lập, nếu đảm bảo điều kiện an toàn, có thể bố trí nội trú, bán trú, xe đưa rước học sinh.
Trường đại học được tổ chức dạy học trực tiếp nếu đáp ứng bộ tiêu chí an toàn trường học, đảm bảo đội ngũ nhà giáo và sinh viên tham gia dạy - học trực tiếp đã được tiêm đủ liều vaccine, đảm bảo các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của địa phương.
Thảo luận