«Tôi đã gặp ông Sergei Lavrov tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Roma và chúng tôi nhất trí rằng chúng ta cần củng cố cấu trúc y tế toàn cầu, trong đó có tăng cường vai trò then chốt của WHO, để ngăn chặn những mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi cũng đã thảo luận về phiên họp đặc biệt sắp tới của Đại hội đồng Y tế Thế giới nhằm soạn thảo hiệp ước quốc tế chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với các đại dịch và có phản ứng thích đáng», - người đứng đầu WHO viết trên trang Twitter cá nhân.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (trái) và CEO của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Roma.
© Cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao LB Nga
/ Vaccine Sputnik V của Nga
Đầu tháng này, người đứng đầu của WHO đã gặp Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko. Sau cuộc gặp này ông Bộ trưởng thông báo rằng mọi trở ngại ngăn cản việc công nhận vaccine Sputnik V của Nga ngừa coronavirus đã được loại bỏ.
Vài giờ trước đó, trong hội nghị thượng đỉnh G20, Ngoại trưởng Lavrov còn tiến hành cuộc gặp khác với người đồng cấp Argentina Santiago Cafiero, ông này lập tức thông báo rằng ông đã tiêm vaccine Sputnik V phòng COVID-19.
«Câu đầu tiên mà Ngoại trưởng Argentina nói khi bước vào phòng họp là Sputnik!» - Thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên kênh Telegram.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (trái) và Ngoại trưởng Argentina Santiago Cafiero trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Roma.
© Cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao LB Nga
/ Sputnik V là vaccine được đăng ký đầu tiên trên thế giới, thành quả điều chế của Trung tâm Gamaleya phối hợp với RDIF trên nền tảng được nghiên cứu kỹ lưỡng về vector adenovirus của người. Theo các nghiên cứu gần đây với sự tham gia của gần 4 triệu người đã tiêm loại chế phẩm này, hiệu quả của vaccine Sputnik V đạt 97,6%.