Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố rằng Nga và Trung Quốc «trên thực tế không muốn có bất kỳ cam kết nào trong lĩnh vực biến đổi khí hậu», đồng thời ông ta ca ngợi sự đóng góp của Hoa Kỳ vào thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 như là yếu tố chủ chốt.
Tự làm xấu danh tiếng của Hoa Kỳ
«Bằng cách ca tụng Hoa Kỳ, và cáo buộc Nga-Trung Quốc như vậy, chính quyền Biden đã tự làm suy yếu thành công của hội nghị thượng đỉnh và phủ bóng đen lên hội nghị về biến đổi khí hậu ở Glasgow. Không thể gọi Washington là thủ lĩnh về biến đổi khí hậu», - bài báo nhận xét.
Theo quan điểm của các tác giả, tuyên bố của Hoa Kỳ khác xa hành động của chính họ. Chẳng hạn, Hoa Kỳ không hề có kế hoạch rõ ràng để giảm lượng khí thải trong nội địa đất nước. Và không rõ liệu trong trường hợp đảng Cộng hòa trở lại nắm quyền thì có hủy bỏ hay chăng tất cả những gì ê-kip hiện tại đang bắt đầu, bởi xếp hạng uy tín của Biden đã sút giảm đến mức lập những «phản kỷ lục» mới về bị dân phản đối, bài báo nêu giả thiết.
«Làm sao Biden và chính quyền của ông ta có thể dẫn dắt thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu khi mà ông ấy thậm chí không thể là thủ lĩnh ở đất nước mình?», - các tác giả nhấn mạnh.
Theo tờ báo Trung Quốc, Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến quy chế cường quốc hàng đầu trong chương trình nghị sự về khí hậu, chứ Washington không hề quan tâm tìm giải pháp trực tiếp cho vấn đề.
Global Times cũng lưu ý đến hành động của Australia, với tư cách là một trong những nước xuất khẩu than hàng đầu trên thế giới, chỉ vào phút chót mới ủng hộ quyết định của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.
«Có lẽ, thay vì cáo buộc Trung Quốc và Nga, Biden nên dạy bảo «đứa em út» này của Hoa Kỳ?», - các tác giả góp ý.
Bài viết nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không nên cố gây sức ép với các nước khác, mà thay vào đó nên trình bày một chiến lược rõ ràng cho hành động của mình trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.