Đại dịch COVID-19

Tại sao khó tạo ra thuốc hiệu quả điều trị COVID-19?

Hai loại thuốc cùng một lúc đã cho thấy có hiệu quả cao trong việc điều trị COVID-19. Theo các nhà phát triển, những bệnh nhân mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao dùng hai loại thuốc ít khi cần phải ở trong bệnh viện, và tỷ lệ tử vong ở những người này là thấp hơn. Sau đây là bài của Sputnik về cơ chế tác dụng của hai loại thuốc này.
Sputnik

Tại sao virus lại khó trị?

Liệu pháp kháng virus là một điểm yếu trong y học hiện đại. Có rất ít loại thuốc với khả năng tiêu diệt mầm bệnh. Trên thực tế, virus chỉ hoạt động trong các tế bào sống. Bên ngoài cơ thể, ví dụ, trên các đồ vật và trên da, virus không hoạt động. Ở đó virus có thể dễ dàng bị tiêu diệt bằng chất sát trùng hoặc xà phòng.
Khi virus lây nhiễm sang một sinh vật, chúng xâm nhập vào tế bào, đánh lừa tế bào của con người và điều khiển tế bào tạo ra hàng loạt bản sao của chính chúng. Không giống như vi khuẩn, virus không bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh. Do đó cần phải tiêu diệt toàn bộ tế bào bị nhiễm bệnh, hoặc cung cấp hoạt chất bên trong. Liệu pháp đầu tiên là hóa trị với tất cả các hậu quả. Với phương án thứ hai, có một số vấn đề: làm thế nào để đưa thuốc vào cơ thể và nhận biết mục tiêu mà không gây hại cho chính tế bào.
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch Covid-19, Australia nâng tổng số vaccine hỗ trợ Việt Nam lên 7,8 triệu liều
Đối với các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất, chẳng hạn như HIV, viêm gan C, các nhà khoa học đã tạo ra các loại thuốc tác dụng trực tiếp có hiệu quả cao. Với bệnh nhân uống thuốc thường xuyên, tải lượng virus giảm xuống mức tối thiểu, và bệnh nhân có cuộc sống bình thường.

Các loại thuốc kháng virus hoạt động bằng cách nào?

Liệu những loại thuốc như vậy có cần thiết để điều trị bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp theo mùa khác hay không? Đây là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Hầu hết các bệnh này đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, vào năm 2002-2003, tại Trung Quốc đã bùng phát dịch SARS với tỷ lệ tử vong 10%. Nó được gây ra bởi coronavirus SARS. Các nhà khoa học đã bắt đầu phát triển những loại thuốc mới, nhưng, dịch bệnh đã kết thúc, các dự án đã bị cắt ngang.
Năm ngoái, ngay sau khi bộ gen của coronavirus mới được giải mã, những phát triển này đã được lấy ra khỏi kệ và đưa vào hoạt động. Ví dụ, hợp chất do Pfizer tổng hợp đã ngăn chặn thành công sự nhân lên của SARS-coronavirus (SARS-CoV) trong các tế bào. Mục tiêu của hợp chất này là protease chính của virus - một loại enzyme phân hủy protein.
Nhân viên y tế Việt Nam làm xét nghiệm về coronavirus.
Khi SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào, nó sử dụng cơ chế điển hình của tế bào để sản xuất ra protein của chính nó. Đầu tiên, hai chuỗi polypeptit dài được hình thành. Hai protease - một protease chính và một papain-like protease (Plpro) – cắt ra các chuỗi polypeptit thành các đoạn, từ đó RNA của virus được lắp ráp. Phân tử do Pfizer phát minh ra có thể liên kết với protease chính của virus và ngăn nó hoạt động như một cái kéo. Chuỗi polypeptit vẫn còn nguyên vẹn, do đó, quá trình lắp ráp RNA mới bị gián đoạn. Virus không thể nhân lên. Những loại thuốc này được gọi là chất ức chế protease.
Hóa chất này đã được sử dụng để tiêm tĩnh mạch, nhưng các nhà khoa học đã nhanh chóng biến nó thành thuốc uống dạng viên và công bố công thức vào tháng 4 năm nay. Thuốc này có tên - PF-07321332.
Thuốc đã trải qua đồng thời giai đoạn thứ hai và thứ ba của thử nghiệm lâm sàng trên 3.000 người từ các quốc gia khác nhau. Kết quả tạm thời tốt đến nỗi Pfizer ngừng tuyển dụng tình nguyện viên và đưa ra một thông cáo báo chí.
Nhà phát triển khảng định, loại thuốc này làm giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong so với giả dược ở người lớn mắc COVID-19. Tuy nhiên, cần áp dụng thuốc này càng sớm càng tốt trước khi bệnh phát triển nặng hơn. Một chi tiết quan trọng khác. Các tình nguyện viên đã uống thuốc PF-07321332 kết hợp với thuốc kháng HIV Ritonavir, thuốc này đã được sử dụng trong liệu pháp kháng virus HIV trong mười năm. Ritonavir không có tác dụng chống lại Covid-19, nhưng nó làm tăng tác dụng của chất ức chế protease, chất này sẽ mất hoạt tính rất nhanh sau khi uống thuốc. Các thử nghiệm lâm sàng của một loại cocktail kép có tên thương mại là Paxlovid đang tiếp tục.
Đại dịch COVID-19
Thêm gần 8.000 ca Covid-19 tại Việt Nam

Giữa hy vọng và lo ngại

Trước đó, một loại thuốc kháng virus khác ở dạng viên nén cũng cho thấy hiệu quả cao - thuốc Molnupiravir (EIDD-2801/MK-4482) của hai công ty Merk và Ridgeback Biotherapeutics.
Thuốc này đã được tạo ra tại Đại học Emory (Mỹ) cách đây vài năm để chống lại bệnh cúm. Hóa ra, nó có thể ngăn chặn thành công sự nhân lên của coronavirus. Molnupiravir kết nối với RNA của virus và làm hỏng nó.
Thuốc đã được thử nghiệm trên những bệnh nhân bị COVID-19 nặng, nhưng, không có kết quả. Sau đó, các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm trên những người bị ốm cách đây không quá năm ngày. Nguy cơ nhập viện của các bệnh nhân dùng EIDD-2801 ở giai đoạn đầu đã giảm hai lần, nguy cơ tử vong cũng giảm đi một nửa.
Vương quốc Anh đã phê duyệt Molnupiravir dùng trong trường hợp khẩn cấp, và Paxlovid của Pfizer đang chờ phê duyệt tại Mỹ.
Tuy nhiên, những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Các nhà phát triển chưa công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng chi tiết. Nguy cơ phát triển các chủng coronavirus kháng với các loại thuốc này vẫn chưa rõ. Không có thông tin về tác dụng phụ.
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế thông tin về hiệu quả của thuốc Molnupiravir với bệnh Covid-19
Cuối cùng, cả hai loại thuốc này đều rất đắt tiền, một đợt điều trị có giá hàng nghìn đô la.
Một số loại thuốc đầy hứa hẹn - Lopinavir (điều trị HIV), Hydroxychloroquine (thuốc trị sốt rét) và Ivermectin (điều trị ký sinh trùng) - đã thất bại trong các thử nghiệm tiếp theo hoặc cho kết quả trái ngược nhau. Trong thực hành y học hiện đại có rất ít loại thuốc tiêu diệt trực tiếp virus trong cơ thể. Kháng thể đơn dòng và remdesivir chỉ được dùng trong bệnh viện - tiêm tĩnh mạch. Favipiravir đã được phê duyệt ở Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
Trong mọi trường hợp, ngay cả khi có sẵn một số loại thuốc kháng virus, điều này không làm mất đi nhu cầu tiêm chủng. Kinh nghiệm cho thấy rằng, mỗi loại thuốc đều có nhiều hạn chế và tác dụng phụ. Ngoài ra, điều trị sớm bệnh covid có thể dẫn đến việc bệnh nhân không phát triển khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 và do đó làm tăng nguy cơ tái nhiễm.
Thảo luận