Thế giới cạnh tranh
"Chúng ta đang sống trong một thế giới cạnh tranh hơn so với thậm chí 10 hay 15 năm trước. Và tôi nghĩ rằng bản chất của sự cạnh tranh giữa các quốc gia và các cường quốc đang dẫn đến căng thẳng gia tăng. Chúng ta phải cẩn thận không để cho bản chất hiếu chiến của một số chính trị gia của chúng ta đặt họ vào vị trí mà xung đột leo thang dẫn đến sai lầm”, - ông lưu ý.
Các nhà báo của tờ báo Anh nêu ý kiến: lý do khiến phương Tây lo ngại là do cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus - Ba Lan.
Người Anh nghĩ gì?
Độc giả của Daily Express cũng nói về sự cần thiết phải duy trì sự bình tĩnh trong cán cân quyền lực toàn cầu, mà theo họ, gần đây chủ yếu bị xáo trộn bởi châu Âu và Hoa Kỳ.
"Tôi nghĩ rằng giờ đây sự can thiệp ở Afghanistan và các quốc gia khác ở Trung Đông đã kết thúc, những người nắm quyền phải làm một số điều vô nghĩa để biện minh cho sự tồn tại của lực lượng vũ trang trên quy mô toàn cầu",- nhà bình luận viết.
"Một lần nữa, "những người tị nạn từ các vùng lãnh thổ bị chiến tranh tàn phá". Tôi tự hỏi ai đã tạo ra những khu vực này? Liệu NATO có thể dính líu, tương tự, cũng như quân đội Ba Lan?" - một cư dân mạng đặt câu hỏi chất vấn.
“Việc các cường quốc phương Tây của chúng ta “quỷ dữ hóa” Putin đã cho một số “quan thầy” cùng một lúc thụ hưởng… Chỉ không ai trong số họ có ý định tốt”, - độc giả nói.
Khủng hoảng di cư
Vào mùa hè, trên biên giới giữa Belarus với EU, dòng người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi tăng lên. Tình hình leo thang vào ngày 8 tháng 11, khi khoảng hai nghìn người tập trung trước hàng rào kẽm gai. Latvia, Litva và Ba Lan đổ lỗi cho Minsk về những gì đang xảy ra. Tổng thống Belarus Alexandr Lukashenko cho biết nước này sẽ không níu kéo người tị nạn, bởi do các lệnh trừng phạt của phương Tây, họ không có tiền và công sức lo cho việc này.