“Lý tưởng nhất là Nga và EU nên khởi động một "tiến trình Helsinki" mới và hợp tác trong khuôn khổ một tổ chức an ninh tập thể thay thế NATO, có thể là NATO+ hoặc OSCE tăng cường", - nhà nghiên cứu chính trị đề xuất.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova vạch trần việc Liên minh Bắc Đại Tây Dương có kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở Trung Á. Theo bà, NATO đang gây sức ép lên các nước vùng Balkan và bơm vũ khí cho Ukraina và Gruzia. Đồng thời, nhà ngoại giao lưu ý rằng chính sách như vậy của liên minh không liên quan gì đến "vai trò lãnh đạo thực sự" và so sánh NATO với "gã khổng lồ chân đất".
Quan hệ giữa Nga và Liên minh Bắc Đại Tây Dương xấu đi nghiêm trọng sau khi hai bên gần như cắt đứt hoàn toàn quan hệ hợp tác ngoại giao vào tháng 10/2021. Khi ấy Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cắt giảm biên chế cơ quan đại diện của Nga tại Brussels từ 20 người xuống còn 10 người. Để đáp trả, Bộ Ngoại giao Nga đã đình chỉ hoạt động của phái bộ quân sự NATO tại Moskva. Kể từ ngày 1/11, phái bộ của Nga tại NATO đã hoàn toàn chấm dứt hoạt động.