Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm Nga theo lời mời của Tổng thống Putin

Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa thông tin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Sputnik
Bên cạnh chuyến thăm Liên bang Nga, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam cũng sẽ thăm chính thức Thụy Sĩ và gặp gỡ Tổng thống Guy Parmelin.

Bao giờ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Nga và Thụy Sĩ?

Chiều 22/11, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận về chuyến thăm Liên bang Nga và Thụy Sĩ sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Theo đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Thụy Sĩ và Nga từ 25/11-2/12.
“Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ và Liên bang Nga từ ngày 25/11 đến ngày 2/12”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Liên bang Nga

Như Sputnik đã nêu rõ, lãnh đạo hai nước Việt – Nga luôn giữ mối quan hệ đặc biệt, tình hữu nghị thủy chung, sâu sắc trải qua bao thăng trầm lịch sử.
Năm 2020, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đồng thời, năm 2021 tròn 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga. Trong khi đó, vào năm 2022 hai nước sẽ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược toàn diện
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trao đổi cấp cao vẫn được duy trì thường xuyên giữa Hà Nội và Moskva. Hôm 16/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có buổi điện đàm quan trọng nhằm tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ hai nước trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế-thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục...
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã có chuyến đi thành công đến Nga từ 25-28/9/2021.
Hợp tác thương mại Việt Nam – Liên bang Nga vẫn đạt được những bước phát triển tích cực trong năm 2020. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu từ Liên bang Nga sang Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 42,9%, nhập khẩu hàng hóa của Nga từ Việt Nam tăng đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, tăng 6,9%.
Năm 2021, thương mại Việt Nam - LB Nga tiếp tục tăng trưởng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước 7 tháng đầu năm đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam quan tâm phát triển quan hệ với Liên bang Nga trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh
Trong đó, xuất khẩu của Nga đạt 924 triệu USD, tăng 13,3%; xuất khẩu của Việt Nam đạt 28,1%. Theo các ban ngành song phương, năm nay, dự kiến trong năm nay, thương mại song phương Việt Nam - Nga sẽ đạt mức khoảng 6,5 tỷ USD.
Ngoài kinh tế - thương mại, Việt Nam và Nga đã hợp tác hết sức hiệu quả trong lĩnh vực phòng, chống dịch Covid-19, như Sputnik cũng đã cập nhật.
Hai bên luôn hỗ trợ lẫn nhau hết sức kịp thời, trao đổi thực chất, qua đó đạt được những kết quả tích cực. Lãnh đạo hai nước thường xuyên trao đổi, thảo luận các biện pháp cụ thể trong hợp tác phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19, bao gồm cả việc cung cấp vaccine Sputnik V cho Việt Nam, cũng như việc chuyển giao công nghệ sản xuất Sputnik V tại Việt Nam.
Ngoài tinh thần tin cậy chính trị đặc biệt, hai bên còn tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như an ninh quốc phòng, năng lượng dầu khí, tìm được tiếng nói chung trên nhiều diễn đàn đa phương về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Như Sputnik đưa tin, vừa qua, 6 máy bay huấn luyện Yak-130 đầu tiên (đợt 1) được phía Nga bàn giao cho Không quân Việt Nam. Ở Biển Đông, Nga luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải, đảm bảo duy trì chủ quyền hợp pháp.
Liên doanh Dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro) cũng như Liên doanh dầu khí Nga - Việt (Rusvietpetro) tiếp tục đóng vai trò quan trọng, trở thành một trong những trụ cột hàng đầu trong quan hệ hai nước.
Hợp tác Việt - Nga trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa - giáo dục, cũng ngày càng đạt nhiều thành tựu đáng chú ý. Hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - công nghệ phát triển khá năng động, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ Việt - Nga.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tiếp Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam
Điểm sáng nổi bật của sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực này là Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga - cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ hỗn hợp đa ngành về nhiệt đới - được triển khai theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đáp ứng lợi ích của cả hai nước và phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga sáng nay 22/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga không ngừng được củng cố và có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu thực chất, nhất là trong hợp tác kinh tế, thương mại, quốc phòng, an ninh, khoa học và công nghệ.
“Trong đó, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga là điểm sáng nổi bật của sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Liên bang Nga”, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam nêu rõ và khẳng định, Trung tâm là ngôi nhà chung của các nhà khoa học Việt - Nga.

Quan hệ Việt Nam – Thụy Sĩ ngày càng tốt đẹp

Việt Nam và Thụy Sỹ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/10/1971.
Thụy Sĩ đây là một trong số các quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Những năm qua, mối quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ đã phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.
Trong chặng đường suốt 50 năm, Việt Nam và Thụy Sỹ đã dày công vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước không ngừng phát triển tích cực trên mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển và giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch song phương.
Cùng một vấn đề: Việt Nam từ chối, nhưng Thụy Sĩ ủng hộ
Tháng 8/2021, ông Ignazio Cassis, Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Sĩ.
Với hơn 100 công ty Thụy Sĩ đang hoạt động tại Việt Nam và tạo ra 20.000 việc làm ở đây, đầu tư trực tiếp của Thụy Sĩ vào Việt Nam hiện đạt khoảng 2 tỷ franc (50 nghìn tỷ đồng). Tiềm năng cho Thụy Sĩ đầu tư thêm vào Việt Nam là rất lớn vì quốc gia này là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 9 của ASEAN nhưng cho đến nay chỉ đứng thứ 19 tại Việt Nam.
Với triển vọng tích cực này, cả Việt Nam và Thụy Sĩ – cùng với các đối tác trong Khối Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) – đang nỗ lực gấp đôi để ký kết một hiệp định thương mại tự do tiến bộ, góp phần thúc đẩy lợi ích cho cả hai bên.
Cuộc gặp của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin bên lề kỳ họp Đại Hội đồng Liên hiệp quốc khóa 76 vào hồi giữa năm nay đã nhấn mạnh cam kết này.
Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Ivo Sieber đánh giá, những thành tựu mà Việt Nam và Thụy Sỹ đã đạt được trong nửa thế kỷ qua nhấn mạnh sức mạnh của mối quan hệ đối tác này cũng như niềm tin và cam kết cho tương lai.
Lễ khánh thành “Phòng Hội thảo Geneva” do Chính phủ Thụy Sĩ thiết kế và dành tặng Học viện Ngoại giao Việt Nam sẽ không chỉ là biểu tượng trong kỷ niệm quan hệ ngoại giao vào năm nay mà còn là một lời hứa cho tương lai.
“Lịch sử giữa hai nước chúng ta ngày càng tốt đẹp, và tôi tin rằng quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sĩ trong 50 năm tới sẽ tiếp tục lớn mạnh, đôi bên cùng có lợi và thành công”, Đại sứ bày tỏ.
Thảo luận