So sánh kết quả của cuộc trưng cầu dân ý của Thụy Sĩ với việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua nghị quyết ngừng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, người sáng lập Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Ấn Độ Malur Srinivasan Ramaswamy trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik" đã lưu ý những điều sau đây:
"Tại Việt Nam, các dự án năng lượng nguyên tử dừng lại trước triển vọng của việc sử dụng khí tự nhiên chi phí thấp và than đá. Ngoài ra, ở Việt Nam chi phí quang điện thấp có thể là động lực thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, triển vọng dài hạn, đất nước sẽ phát triển cả năng lượng hạt nhân. Sẽ đến lúc Việt Nam cần phải đảm bảo lượng công suất tiêu thụ điện cao điểm, và điều đó sẽ là động lực cho phát triển năng lượng hạt nhân.
Đối với Thụy Sĩ, sau kết quả thể hiện qua cuộc trưng cầu dân ý, giới kinh doanh của đất nước có quan điểm đúng về việc từ bỏ năng lượng hạt nhân ngay lập tức và nóng vội sẽ dẫn đến tác động tiêu cực. Đất nước này không muốn để mất 40% lượng điện được tạo ra bởi các nhà máy điện hạt nhân hiện nay với chi phí thấp. Thảm họa Fukushima khiến đảng "Xanh" phải đưa kiến nghị tham khảo trong cuộc trưng cầu dân ý, nhưng đề xuất đóng 5 nhà máy điện hạt nhân trước thời hạn đã không được chấp thuận, vấn đề này hiện nay đang xem xét kỹ lưỡng hơn. Phân tích vấn đề an toàn điện hạt nhân ở các nước khác nhau trên thế giới đã chứng tỏ rằng, hệ thống an toàn hạt nhân được cải tiến là cơ chế đáng tin cậy, còn khoản vốn đầu tư để thực hiện nó có thể kiểm soát được.
Đối với quyết định loại bỏ dần điện hạt nhân ở Đức, thì ở đó người ta kết luận rằng, khó có thể thỏa mãn những kỳ vọng quá lớn từ các nguồn năng lượng tái tạo. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu nước này sẽ xem xét lại việc họ từ bỏ năng lượng hạt nhân, đặc biệt trong mối tương quan với việc cần thiết phải giảm lượng khí thải carbon dioxide.
Nói chung, ở các các nước tương đối lớn của châu Á, mối quan tâm đến năng lượng hạt nhân sẽ chẳng đi đến đâu. Đối với châu Âu và Bắc Mỹ, thì ước muốn giảm lượng khí thải carbon sẽ góp phần thúc đẩy phát triển năng lượng hạt nhân. Ngoài ra, trên toàn thế giới sẽ tăng cường sử dụng các công nghệ bức xạ trong y học, sinh học, nông nghiệp và công nghiệp. Điều này sẽ cải thiện sự hiểu biết về lợi ích của công nghệ bức xạ và sẽ hỗ trợ vượt qua những nhận thức tiêu cực hiện tại về năng lượng hạt nhân của một số tầng lớp xã hội".