Đồng thời, nhiều người có quan điểm khác, họ cho rằng Matxcơva chỉ đang đòi hỏi tôn trọng các lợi ích an ninh quốc gia của chính mình. Như tác giả bài báo lưu ý, Michael Kofman, giám đốc chương trình nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân và một nhà nghiên cứu tại Viện Kennan ở Washington, tin chắc rằng Điện Kremlin đang cố gắng phá hủy mối quan hệ của Ukraina với phương Tây, giữa họ “có thể xảy ra điều gì đó trong những tháng tới" vì quân đội Nga đang tiếp tục ở lại khu vực biên giới phía nam.
Vấn đề có thể giải quyết được
George Beebe, phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm vì lợi ích quốc gia, không đồng ý với quan điểm này. Theo ông, trong quan hệ với Kiev, Matxcơva chỉ xem xét những công cụ gây ảnh hưởng từ phương diện ngoại giao.
"Tôi không nghĩ rằng người Nga thực sự muốn xâm lược Ukraina. Họ muốn tìm ra ở đây một cách để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau mà không cần đến chiến tranh. Tôi tin rằng đây là một vấn đề có thể giải quyết được", - ông nói.
Điều gì thực sự khiến Nga lo lắng?
Episkopos cũng đã tham khảo ý kiến của chuyên gia Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện Châu Âu và Quốc tế, giảng viên cao cấp của Trường Đại học Kinh tế Dmitry Suslov. Theo ông, Điện Kremlin vô cùng bất mãn với việc phương Tây sẵn sàng kích động mong muốn của Vladimir Zelensky để sửa đổi các thỏa thuận Minsk hoặc thậm chí "phá hoại" việc thực hiện thỏa thuận. Chuyên gia này cho rằng Matxcơva coi hợp tác quân sự giữa phương Tây và Kiev là nỗ lực đưa "Ukraina gia nhập NATO qua cửa sau".
Tuy nhiên, điều khiến Nga thực sự lo ngại hơn là chính quyền Zelensky có thể đơn phương quyết định việc triển khai các căn cứ của liên minh và các cơ sở hạ tầng quân sự khác, và như vậy trên thực tế Ukraina đã nhận về mình vai trò thành viên của NATO mà không chính thức gia nhập tổ chức.