Miễn dịch lai là gì và tại sao nó lại mạnh như vậy
Vào mùa xuân nam nay, các chuyên gia lưu ý rằng, ở những người đã khỏi COVID-19, mức độ kháng thể sau một liều vắc-xin là cao hơn một bậc so với những người đã tiêm hai liều nhưng trước đó không bị bệnh. Các nghiên cứu sau đó đã xác nhận điều này.
Cơ thể con người được bảo vệ bởi các phân tử đặc biệt – các kháng thể được tạo ra ngay từ lần gặp đầu tiên với virus hoặc sau khi tiêm chủng. Sau một thời gian, chúng biến mất, nhưng ký ức về chúng được các tế bào B lưu giữ. Khi tái nhiễm, các tế bào B bộ nhớ lại bắt đầu tổng hợp các kháng thể. Đây là đáp ứng miễn dịch dịch thể.
Ngoài ra còn có miễn dịch qua trung gian tế bào được cung cấp bởi các tế bào lympho T. Tế bào T độc nhận biết và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus. Và tế bào Tế hỗ trợ kích hoạt các tế bào T độc và tế bào B.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng, những người đã bị COVID-19 và sau đó tiêm vaccine COVID-19 có mức độ tế bào B bộ nhớ cao hơn, vì cơ thể đã gặp virus sống. Sau khi tiêm chủng, các kháng thể đặc hiệu cho các yếu tố khác nhau của virus đã hình thành trong quá trình bệnh sẽ được bổ sung bởi các kháng thể nhắm mục tiêu là protein gai của virus giúp nó xâm nhập vào tế bào. Tuyến phòng thủ đầu tiên - khả năng miễn dịch của tế bào T - cũng được tăng cường.
Bảo vệ chống lại virus corona chủng mới
Miễn dịch lai làm tăng hiệu quả của tất cả các cơ chế miễn dịch, bao gồm cả những cơ chế chung, không phụ thuộc vào một biến thể cụ thể của virus.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người khỏi COVID-19 và sau đó được tiêm một liều vắc-xin có kháng thể với biến thể Beta virus SARS-CoV-2 với định lượng cao hơn khoảng 100 lần so với những người đã khỏi nhưng không được tiêm vaccine, và gấp 25 lần so với những người tiêm đủ hai mũi vaccine. Mặc dù tất cả những người này đã bị nhiễm bởi biến thể virus được ghi nhận đầu tiên tại Vũ Hán.
Các nhà khoa học giải thích điều này bởi việc kích hoạt thêm nhiều tế bào B bộ nhớ. Ngoài chức năng chính - tạo ra các kháng thể giống hệt kháng thể đã được tạo ra khi bị nhiễm loại virus này lần đầu - chúng còn có một chức năng bổ sung: mã hóa “thư viện” các đột biến kháng thể, tạo ra một kho các phản ứng miễn dịch. Hơn nữa, phạm vi kháng thể trung hòa do tế bào B tạo ra sẽ mở rộng sau mỗi lần nhiễm trùng hoặc tái chủng.
Miễn dịch lai có phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh Covid-19 không?
Trong một số nghiên cứu về tác động của vaccine đối với những người khỏi bệnh, các nhà khoa học đã chú ý đến cả những bệnh nhân mắc COVID-19 trung bình và nặng, cũng như những người mắc COVID-19 không có triệu chứng bệnh. Phản ứng miễn dịch được tăng cường đã được quan sát thấy ở cả hai nhóm. Vì vậy, không có liên quan trực tiếp ở đây.
Tại sao người khỏi COVID-19 cũng nên tiêm vaccine?
Khi bị nhiễm, hệ thống miễn dịch đối phó với virus. Trong vài ngày sau khi phơi nhiễm, hệ thống miễn dịch xây dựng một lớp bảo vệ chống lại tất cả các yếu tố của nó. Theo thời gian, hàng phòng thủ yếu đi - nồng độ kháng thể giảm dần. Đồng thời, các xét nghiệm kháng thể Covid-19 không cho thấy loại kháng thể nào đã biến mất và loại nào vẫn còn. Mặt khác, vaccine tăng cường phản ứng cụ thể của hệ thống miễn dịch đối với một phần cụ thể của virus - protein S, mà virus sử dụng để xâm nhập vào tế bào - và tạo ra các kháng thể tương ứng.
Việc bổ sung các kháng thể mới cho những kháng thể đã có sẵn sẽ chỉ tăng cường khả năng miễn dịch và không gây hại gì. Nghiên cứu khoa học khẳng định điều này.
Người đã khỏi bệnh COVID-19 bao lâu thì có thể tiêm vaccine?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khả năng miễn dịch đối với những người khỏi Covid-19 tự nhiên kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Các biến chủng mới lây nhiễm mạnh hơn ảnh hưởng như thế nào đến nó - vẫn chưa rõ. Nhưng, cơ thể phải có nhiều kháng thể hơn để chống lại chúng. Bộ Y tế Nga khuyến cáo nên tiêm vaccine sau 6 tháng kể từ khi phục hồi. Điều này cũng áp dụng cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ và sau đó bị nhiễm trùng.
Liệu người chưa bao giờ mắc Covid-19 có thể sở hữu siêu miễn dịch?
Một số nhà khoa học cho rằng, có thể đạt được hiệu quả tương tự nếu một loại vaccine khác được sử dụng làm vaccine tăng cường. Ví dụ, nếu sau khi tiêm đủ hai mũi vaccine dựa trên công nghệ vectơ virus, bạn tiêm chủng lại bằng vaccine toàn cầu, vaccine dựa vào cơ chế tái tổ hợp protein hoặc vaccine mRNA. Nhưng, vẫn chưa có xác nhận đáng tin cậy về điều này.
Liệu những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 và sau đó bị nhiễm có thể sở hữu miễn dịch lai?
Nghiên cứu khoa học về chủ đề này vẫn chưa được thực hiện.
22 Tháng Mười Một 2021, 18:49