Bộ Y tế đề nghị tiêm nhanh, nhiều tỉnh thành phản hồi 'thiếu vaccine, không còn tồn kho'

© Ảnh : TTXVN - Hữu ChíĐến nay, đã có 198.900 công nhân, người lao động đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 74,7%, mũi 2 đạt 22,3%.
Đến nay, đã có 198.900 công nhân, người lao động đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt 74,7%, mũi 2 đạt 22,3%.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 17/11, Bộ Y tế gửi đi công điển khẩn đề nghị các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, địa phương nào không đảm bảo tỷ lệ phủ sẽ phải chịu trách nhiệm. Chiều cùng ngày, lãnh đạo nhiều Sở Y tế đã lên tiếng về việc thiếu vaccine để tiêm, cũng như thống kê về số lượng vaccine tồn kho từ Bộ Y tế "là không chính xác".

'Vaccine chưa kịp về đã vội thống kê'

Như Sputnik đã đưa tin sáng nay 17/11, Bộ Y tế đã gửi thông báo khẩn về việc 'cấp bách bao phủ vaccine, địa phương nào chậm trễ phải chịu trách nhiệm'.
Đồng thời vào ngày 14/11 trước đó, theo công văn của Bộ Y tế gửi các địa phương, vẫn còn 18 triệu liều vaccine đã được phân bổ cho các địa phương nhưng chưa được sử dụng.
Tỉnh Đắk Lắk tăng tốc tiêm vaccine phòng COVID-19 để sớm tạo miễn dịch cộng đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Đại dịch COVID-19
F0 cộng đồng tăng ở nhiều địa phương, Bộ Y tế gửi điện khẩn về tiêm phòng vaccine
Cụ thể, miền Bắc còn tồn hơn 5,2 triệu liều và miền Nam là 8,2 triệu liều. Trong đó, các tỉnh thành còn tồn nhiều vaccine là Hà Nội với 760.000 liều; Thanh Hóa 639.000 liều; Nghệ An 910.000 liều; TP HCM 506.000 liều; An Giang 1,2 triệu.
Dữ liệu trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 vào sáng 17/11 cũng cho thấy: Hà Nội còn 177.899 liều đã được phân bổ nhưng chưa tiêm; TP.HCM còn 290.300 liều; Thanh Hóa còn 44.193 liều; Nghệ An đã tiêm hết số vaccine được phân bổ.
Chiều cùng ngày, nhiều Sở Y tế của các địa phương đã phản hồi về những thông tin mà Bộ Y tế đưa ra. Hầu hết các địa phương đều khẳng định về năng lực tiêm chủng của tỉnh, thành mình rất lớn, 'chỉ thiếu mỗi vaccine'.
Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa phủ nhận thông tin Bộ Y tế đưa ra vào ngày 14/11 về việc địa phương này tiêm chậm vaccine Covid-19.
Ông Hùng lý giải, số lượng 639.000 liều vaccine được Bộ Y tế thống kê, cho rằng còn tồn đọng trong kho tại Thanh Hoá "là không chính xác".
"639.000 liều đó chúng tôi đã nhận được đâu", ông Hùng nói và lý giải.
Đồng thời lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hoá cũng khẳng định, ngay khi có kế hoạch cấp vaccine về cho các địa phương thì Bộ Y tế đã lập tức thống kê.
Tuy nhiên trên thực tế cần thời gian mấy ngày thì vaccine mới chính thức giao về và cũng cần thêm quãng thời gian nhất định mới triển khai tiêm được cho người dân.
"Nhanh phải ba ngày, có khi cả tuần chúng tôi mới nhận được và cần 3-5 ngày để triển khai tiêm xong số được cấp", ông Hùng nói.
Ngoài ra, theo ông Hùng, một nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc Bộ Y tế đánh giá là "tồn đọng vaccine" là do đặc thù của một số loại vaccine phải tiêm các mũi cùng chủng loại, đúng lịch.
Hoạt động tiêm vaccine phòng COVID -19 tại một điểm tiêm chủng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương xây dựng hướng dẫn sử dụng vắc-xin Hayat-Vax và Abdala
Ông lấy ví dụ với vaccine của Cuba đã được địa phương giữ lại trong kho để tiêm đúng lịch mũi 2, mũi 3.
"Tại thời điểm này, nếu không tính số được giữ lại để chờ tiêm mũi hai, ba thì Thanh Hóa hầu như không tồn vaccine Covid-19 trong kho", ông Hùng khẳng định.
Về nhân lực và điều kiện đáp ứng công tác tiêm phòng, đại diện Sở Y tế Thanh Hoá cho hay, "địa phương hoàn toàn đáp ứng tốt, không gặp khó khăn gì".
Một ngày toàn tỉnh có thể tiêm được 75.000 liều, nếu huy động tối đa có thể tiêm được 150.000-200.000 liều/ngày. Đến nay, Thanh Hóa này đã tiêm được hơn 1,8 triệu liều vaccine phòng Covid-19.

'Vấn đề của chúng tôi là không có vaccine để tiêm chứ không phải tiêm chậm'

Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An cũng cho biết tình trạng tương tự Thanh Hoá. Vừa qua, tỉnh được phân bổ 871.000 liều vaccine Abdala để tiêm trả mũi 2 và 3 cho những người đã tiêm mũi một. Trong đó, hơn 435.000 liều tiêm trả mũi 2, số còn lại để tiêm trả là mũi 3.
Hiện, số liều dùng để tiêm trả mũi 2 đã được chuyển về tới các địa phương cấp huyện. Theo lịch, từ ngày 17 và 18/11 mới đủ thời gian để tiêm trả mũi 2. Dự kiến việc tiêm sẽ hoàn thành trong 2-3 ngày.
"Không phải Nghệ An tiêm chậm hoặc tồn vaccine, mà do phải đợi đủ ngày mới được tiêm trả liều", vị này nói.
Tới nay Nghệ An đã được phân bổ hơn 1,9 triệu liều vaccine các loại (trong đó khoảng 400.000 người đã tiêm đủ hai mũi). Trong khi số liệu được Bộ Y tế nêu ra ở trên, Nghệ An 910.000 liều chưa được tiêm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch ở Việt Nam, Thủ tướng ban hành công điện khẩn về tiêm vaccine
Phía tỉnh Sơn La là địa phương có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp nhất cả nước, với 50% dân số trưởng thành được tiêm mũi một; chỉ gần 14% dân số được tiêm đủ liều.
Theo Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến ngày 17/11, Sơn La được phân bổ 551.610 liều vaccine, đã tiêm được 508.122 liều.
Nghĩa là tỉnh vẫn còn 'tồn kho' khoảng 40.000 liều nữa, bà Tráng Thị Xuân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho biết tỉnh có tỷ lệ phủ vaccine thấp bởi:
"Chúng tôi rất cần nhưng không có vaccine để tiêm".
Bà Xuân nói, vừa qua, vaccine ưu tiên cho các thành phố lớn, các tỉnh phía Nam, nên Sơn La được phân bổ ít.
"Vaccine phân bổ đến đâu, chúng tôi đều tổ chức tiêm chủng nhanh chóng đến đó, bởi không để lâu được. Thậm chí, có những tỉnh tiêm không kịp số vaccine được phân bổ, nhượng lại, chúng tôi cũng tiếp nhận để tiêm", bà Xuân giải thích.
Vì vậy, theo bà Xuân, năng lực tiêm chủng của Sơn La hiện rất lớn, "nhưng vấn đề quan trọng nhất là chưa được Bộ Y tế phân bổ đủ vaccine".
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Gần 800.000 học sinh Hà Nội sắp tiêm vaccine, Bộ Y tế vừa phê duyệt vaccine Ấn Độ
Ông Trần Lê Đoài, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, lý giải nguyên nhân tỉnh này nằm trong nhóm tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước, bởi chưa được Bộ Y tế phân bổ đủ vaccine. Tỉnh mới tiêm được mũi một cho 59% dân số trưởng thành; 13% dân số được tiêm đủ liều.
"Vấn đề của chúng tôi là không có vaccine để tiêm chứ không phải tiêm chậm. Năng lực tiêm chủng toàn tỉnh có thể đạt 100.000 mũi một ngày, nên nếu được phân bổ đủ vaccine, chúng tôi sẽ sớm tiêm hết, để phủ mũi một và mũi hai", ông Đoài nói.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng, cũng phản ánh thực trạng, dù năng lực tiêm chủng của địa phương rất lớn, nhưng đang thiếu vaccine để bao phủ mũi một và mũi hai cho người dân. Đến nay Cao Bằng mới phủ được vaccine mũi một cho 65% dân số; gần 41% người được tiêm mũi hai.
Trước thực trạng thiếu vaccine, ngày 16/11, UBND tỉnh Cao Bằng đã gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế đề nghị phân bổ thêm.
Theo văn bản này, tỉnh Cao Bằng cần phủ vaccine cho 70% dân số trưởng thành (371.000 người), tương ứng với 742.000 liều vaccine. Ngoài ra, tỉnh cần thêm 103.000 liều để tiêm cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi.
Vì vậy, tỉnh đề nghị Bộ Y tế cấp thêm hơn 515.000 liều vaccine còn thiếu, để kịp thời tiêm chủng cho người dân trong năm 2021 và kế hoạch tiêm năm 2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала