Động lực hiện đại hóa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đối tác thương mại hàng đầu được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội lớn cho thế giới đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, chủ nghĩa bảo hộ và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố: "Sự phát triển của Trung Quốc sẽ mang lại cơ hội cho toàn thế giới".
Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc
Chuyển đổi và vươn xa hơn, Trung Quốc hiện đại đưa ra những cách tiếp cận, con đường và mô hình hoàn toàn mới, mang đến cho thế giới luôn thay đổi những cơ hội mới. Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc chưa từng có cả về quy mô và tốc độ, cho thấy rõ rằng, không có một mô hình phát triển phổ quát, và một mô hình đã bén rễ ở phương Tây không phải là sự lựa chọn khả thi duy nhất để hiện đại hóa. Mặc dù lý thuyết hiện đại hóa có nguồn gốc từ phương Tây, nhưng, nó không tương đương với phương Tây hóa.
Trung Quốc vạch ra mục tiêu để đất nước cơ bản hiện đại hóa, đồng thời kiên quyết không đi theo con đường xâm lược, thực dân và bành trướng theo kiểu phương Tây. Trung Quốc không có ý định cướp bóc hay đô hộ nước ngoài, cũng như chuyển các cuộc xung đột và khủng hoảng nội bộ ra nước ngoài. Ngoài ra, Bắc Kinh không có ý định trải rộng con đường phát triển của bản thân ra khắp thế giới. Mô hình hiện đại hóa của Trung Quốc là một lựa chọn mới cho các quốc gia và dân tộc khác, những nước muốn tăng tốc phát triển mà không đánh mất nền độc lập của mình. Thông cáo của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX nói rằng, dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền lớn nhất thế giới, "nhân dân Trung Quốc đã mở ra con đường hiện đại hóa đất nước, tạo ra một hình thái văn minh nhân loại mới, đề xuất nhưng con đường hiện đại hóa mới với các nước đang phát triển".
Tiềm năng khổng lồ
Khi một đất nước với 1,4 tỷ dân thực hiện chương trình hiện đại hóa, điều đó tạo ra những cơ hội lớn cho toàn thế giới. Đặc biệt cần phải chú ý đến việc, theo các chuyên gia, đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5-10 năm tới sẽ tăng từ 25% đến 30%. Lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tái khẳng định sự sẵn sàng mời các nước trên thế giới "đi Tàu tốc hành Phát triển Trung Quốc".
Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 4 (CIIE 2021) được tổ chức gần đây với sự tham dự của gần 3.000 doanh nghiệp đến từ 127 quốc gia và khu vực trên thế giới, thể hiện sự sẵn sàng mở cửa hơn nữa thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Tại Hội chợ đẳng cấp thế giới này các bên đã ký kết các thỏa thuận sơ bộ về cung cấp hàng hóa và dịch vụ tổng trị giá 70 tỷ USD.
Trung Quốc tái khẳng định cam kết đạt được mức độ cởi mở tài chính cao hơn
Bằng cách nới lỏng các quy định về đầu tư nước ngoài đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Trung Quốc muốn đạt được mức độ cởi mở tài chính cao hơn, tạo ra một hệ thống thị trường phù hợp với các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn quốc tế. Hai mươi năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, mức thuế quan tổng thể đã giảm từ 15,3% năm 2001 xuống còn 7,4%, thấp hơn mức 9,8% mà Trung Quốc đã hứa khi gia nhập tổ chức này. Các công ty đa quốc gia cũng đang củng cố vị thế của họ trong nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển mạnh ở Trung Quốc. Quy mô thị trường của nền kinh tế số đã tăng 9,6%, đạt quy mô 5,4 nghìn tỷ USD vào năm 2020, kết quả cao thứ hai trên thế giới, theo một báo cáo của Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc. Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng có một thách thức mà hầu hết mọi quốc gia đều phải đối mặt, và đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến Trung Quốc tăng tốc chuyển đổi và cải cách nền kinh tế. Học giả và nhà báo người Anh Martin Jacques gọi sự chuyển đổi của Trung Quốc là "sự chuyển đổi kinh tế quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại". Theo kế hoạch trong 5-15 năm tới nhằm đưa đất nước đi theo con đường hiện đại hóa, chính quyền Trung Quốc cam kết thực hiện một loạt các biện pháp cải cách bao gồm hệ thống thị trường cấp cao, thị trường năng động hơn, khi chính phủ kiểm soát hơn cách thức vận hành của nền kinh tế.
Người tiêu dùng Trung Quốc cũng sẽ định hình lại bối cảnh kinh tế toàn cầu. Một bằng chứng cho thấy khả năng phục hồi của thị trường tiêu dùng Trung Quốc là nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu vẫn ổn định trước thềm Ngày Lễ Độc thân là một ngày lễ được tổ chức tại Trung Quốc vào ngày 11/11, bất chấp sự gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID-19 gây ra.
Cựu chủ tịch Goldman Sachs Jim O'Neill nói với Tân Hoa xã rằng, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ vẫn là người đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu trong một thập kỷ tới.
Chương trình nghị sự xanh
Trong khi Trung Quốc nỗ lực trở nên xanh hơn, không một doanh nhân nước ngoài nào có trí thông minh muốn bỏ lỡ cơ hội đầu tư kéo dài hàng thập kỷ vào thị trường rộng lớn sau khi Trung Quốc cam kết cắt giảm khí thải carbon.
Gần đây tờ South China Morning Post đăng tải một bài viết, trong đó nhận định rằng, trình tự các biện pháp thực tế của Trung Quốc là một mô hình hấp dẫn đối với các nước đang phát triển.