«Nhìn vào tình hình toàn cầu, có thể thấy rằng thế giới đã trải qua làn sóng thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trên hàng loạt châu lục, con số ca bệnh đang tăng đều, vì vậy ở cấp độ toàn cầu, như vậy có thể chúng ta đang đứng trước ngưỡng làn sóng đại dịch thứ tư», - nhà khoa học cho biết trong buổi thuyết trình được Bộ Y tế Cộng hoà Nam Phi phát sóng trực tiếp.
Biến chủng virus mới khác biệt gì so với các chủng trước đó?
Trên cơ sở dữ liệu về các biến chủng virus trước đó, nhà khoa học nêu giả thiết rằng «Omicron» có khả năng lớn hơn về tốc độ lây nhiễm và sức bám dính vào tế bào trong cơ thể người, đồng thời nó có thể tránh được một phần tác động của kháng thể. Nhưng chuyên gia Karim cũng lưu ý rằng các dữ liệu hiện có chưa cho phép đánh giá đầy đủ về bệnh cảnh lâm sàng của người nhiễm chủng virus mới, các liệu pháp điều trị hiện nay vẫn thể hiện hiệu quả và vaccine đảm bảo cung cấp sự bảo vệ chống đỡ ở mức độ nhất định.
Chuyên gia Nam Phi chỉ trích quyết định đóng cửa biên giới của hàng loạt nước, bởi theo quan điểm của ông, biện pháp như vậy là «lợi bất cập hại» và mang tính kỳ thị phân biệt đối xử.
Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Faala tuyên bố không có lý do gì để phải hoảng loạn trong bối cảnh xuất hiện biến chủng «Omicron».
Trước đó, ngay sau cuộc họp khẩn cấp, Tổ chức Y tế Thế giới quyết định phân loại biến chủng mới của coronavirus vừa phát hiện ở Nam Phi là «gây lo ngại». WHO đặt tên cho biến chủng mới - B.1.1.529 bằng chữ cái Hy Lạp là «Omicron».