“Chúng tôi biết chính phủ Trung Quốc có 355 tàu, thuyền và tàu ngầm, và con số này sẽ tăng lên 460 vào cuối năm 2030”, - Dutton nói.
Australia đã quyết định tham gia vào quan hệ đối tác AUKUS với Mỹ và Anh “để giữ cho đất nước được an toàn”, ông nói. Theo ông Dutton, trong khuôn khổ quan hệ đối tác này, Australia sẽ nhận được ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong hạm đội của mình.
“Đây là điều cần thiết để bảo vệ đất nước và lợi ích của chúng ta”, - ông nói.
Đề cập đến phát biểu của phe đối lập rằng thỏa thuận tàu ngầm có thể vi phạm chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, ông Dutton muốn bêu riếu những người ủng hộ quan điểm trên và nói rằng "chỉ có hai quốc gia trên thế giới nói vềđiều này, đó là Trung Quốc và Nga".
Kế hoạch của Lầu Năm Góc
Theo kênh truyền hình 9News, Lầu Năm Góc có kế hoạch xây dựng các căn cứ quân sự ở Australia và trên đảo Guam để đối đầu với Trung Quốc, vì chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã coi cuộc đối đầu này là ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Đồng thời, Hoa Kỳ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Trung Quốc đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình. Chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ, theo 9News, là giảm quân số và vũ khí ở các khu vực khác nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như cách gọi của Hoa Kỳ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, để mở rộng khát vọng địa chính trị của mình.