Chuyên gia nói về nguy cơ người Việt thành “nô lệ hiện đại” ở châu Âu

Tại hội thảo về đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại, các chuyên gia chỉ ra nguy cơ gia tăng người Việt thành nô lệ hiện đại ở châu Âu và nạn nhân của tội phạm mua bán người xuyên biên giới.
Sputnik
Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), tình hình dịch Covid-19 kéo dài, phức tạp, điều kiện kinh tế ngày càng sa sút, nhiều người Việt có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của bóc lột lao động, bóc lột tình dục.
Theo Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, khi nhiều người lao động mất việc làm, thất vọng với tình hình kinh tế cũng như bản thân và nghĩ rằng có thể đổi đời tại những vùng đất mới ở châu Âu, họ sẽ dễ trở thành “con mồi” của những đường dây buôn người qua biên giới.

Việt Nam và Anh tăng cường hợp tác chống tội phạm buôn người

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, Văn phòng Bộ Công an vừa phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” (TMSV).
Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.
Địa ngục và quỷ buôn người: Thảm kịch 39 người Việt chết ở Anh vẫn chấn động thế giới
Dư án về đấu tranh chống mua bán người, nô lệ thời hiện đại được Bộ Nội vụ Vương quốc Anh tài trợ, đây cũng là sự hợp tác giữa các tổ chức quốc tế cũng như cơ quan Chính phủ Việt Nam nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương đối với “nô lệ thời hiện đại”, trong đó có hành vi mua bán người, thông qua truyền thông thay đổi hành vi, tăng cường tiếp cận pháp lý, hỗ trợ phục hồi, tái hòa hập xã hội cho nạn nhân.
Theo Bộ Công an, nhằm thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, ngày 26/8/2019 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 6463/QĐ-BCA phê duyệt Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại - Tiếp cận liên ngành thay đổi hành vi, tăng cường hỗ trợ, tiếp cận pháp lý và tái hòa nhập cho nạn nhân”.
Bộ Công an khẳng định, dự án này nhằm cụ thể hóa nội dung mà Chính phủ, các bộ, ngành đã cam kết triển khai, thực hiện trên ba lĩnh vực tác động gồm phòng ngừa, truy tố xét xử và bảo vệ.
Theo Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên nhấn mạnh, sau thời gian thực hiện dự án, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các nhà tài trợ với các đơn vị, địa phương.
Đại tá Nguyên đặc biệt nhấn mạnh đến sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền 5 tỉnh, thành phố là địa bàn thụ hưởng Dự án (gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), đến nay, cơ bản các hoạt động của Dự án đã hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên cả ba lĩnh vực tác động.
Sau 3 năm triển khai, dự án đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực chất. Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên nêu rõ, với mục tiêu “vì cộng đồng, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn”, dự án đã thúc đẩy hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những vụ việc và thực thi pháp luật về mua bán người.
Vén màn sự thật về nạn buôn bán người tại Việt Nam
Cũng trong khuôn khổ dự án này, đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, xác minh và xác định nạn nhân, người có nguy cơ là nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam…
Qua đó, Bộ Công an và cơ quan chức năng tổng kết cho thấy, đã có nhiều trường hợp được trợ giúp các nhu cầu khẩn cấp và thiết yếu, phát triển sinh kế…
Sau 3 năm triển khai dự án, đã có hơn 80.000 người được nâng cao nhận thức về mua bán người, nô lệ thời hiện đại, 1,5 triệu người được tiếp cận truyền thông qua mạng xã hội, hơn 1.400 cán bộ được tập huấn nâng cao trình độ và hơn 300 nạn nhân và người có nguy cơ được hỗ trợ.
Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên cho biết, hội thảo được tổ chức để đánh giá toàn diện kết quả thực hiện các hoạt động của dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại: Tiếp cận liên ngành thay đổi hành vi, tăng cường hỗ trợ, tiếp cận pháp lý và tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân”.
Đây cũng là dịp để rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng những kết quả đạt được vào công tác phòng, chống mua bán người.
Cũng thông qua hội thảo, cơ quan chức năng có thể tham mưu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

Nguy cơ người Việt thành “nô lệ hiện đại” ở châu Âu ngày càng tăng

Tại hội thảo ngày 29/11, bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam cho biết, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 có nhiều khả năng làm gia tăng nạn mua bán người.
Theo Tổ chức Di cư quốc tế, trong tình hình hiện nay, nhiều đối tượng dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột lao động và xâm hại tình dục.
“Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu đã làm trầm trọng hơn nạn đói nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương của những nhóm yếu thế trong xã hội. Với điều kiện kinh tế ngày một sa sút, họ dễ dàng trở thành nạn nhân của bóc lột lao động, bóc lột tình dục”, chuyên gia của IOM nhận định.
Khẳng định với Bộ Công an, bà Park Mihyung cam kết sẽ tiếp tục đồng hành hành động cùng các cơ quan, tổ chức của Việt Nam để cùng chung tay ngăn chặn nạn mua bán người, phát triển những lĩnh vực hợp tác mới, nhằm hỗ trợ di cư an toàn, phòng chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại.
Xử 'ma men', đua xe xưa rồi, CSGT Việt Nam còn tham gia ngăn chặn tội phạm buôn người, bán vũ khí
Cũng theo Bộ Công an, tại hội thảo tổng kết, các đại biểu đại diện Hội đồng Anh, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam, Công an tỉnh Nghệ An, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã cùng chia sẻ những bài học kinh nghiệm và thực hành tốt về công tác phối hợp liên ngành, các hoạt động hỗ trợ tại cộng đồng cũng như đề xuất phương hướng hợp tác nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao tính hiệu quả của công tác phòng, chống mua bán người tại các địa phương.

Hy vọng đổi đời ở châu Âu

Trao đổi về tình trạng tội phạm buôn người xuyên biên giới, đặc biệt là sau thảm họa 39 người Việt chết trong thùng xe container đông lạnh ở Essex, Anh, Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên đã lý giải vì sao nhiều người Việt sẵn sàng từ bỏ quê hương, gia đình, mạo hiểm xuất cảnh trái phép.
Theo đó, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an nhận định, tình trạng xuất cảnh, lao động bất hợp pháp có thể gia tăng trong thời gian tới vì dịch Covid-19, khiến đời sống ngày càng khó khăn hơn.
Việt Nam giúp cảnh sát Anh điều tra vụ 39 người chết ở Essex
Theo Đại tá Nguyên, khi nhiều người lao động mất việc làm, thất vọng với tình hình kinh tế cũng như bản thân và nghĩ rằng có thể đổi đời tại những vùng đất mới ở châu Âu, họ sẽ dễ trở thành “con mồi” của những đường dây buôn người qua biên giới.
“Dù việc đi lại gặp khó khăn do bị phong tỏa nhưng những người muốn xuất cảnh trái phép có thể lợi dụng việc thăm thân rồi ở lại hoặc đi theo đường tiểu ngạch”, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng

Kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu khởi phát cho đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát của đại dịch, trong đó, đợt bùng phát thứ nhất và đợt thứ 4 ảnh hưởng nặng nề nhất đến thị trường lao động.
Đợt dịch thứ 4 kéo dài và diễn biến phức tạp đã làm cho nhiều doanh nghiệp không còn sức chống đỡ và phải rời khỏi thị trường, hàng vạn lao động phải về quê do mất việc.
Đại dịch COVID-19
‘Tồi tệ hơn’: Thất nghiệp ở Việt Nam cao chưa từng thấy
Như Sputnik đã thông tin, phát biểu tại cuộc họp báo của Tổng cục Thống kê về tình hình lao động việc làm quý 3 và 9 tháng năm 2021 hôm 12/10, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động Phạm Hoài Nam cho biết, biến thể Delta của virus corona đã tác động nặng nề đến thị trường lao động Việt Nam trong quý 3 năm 2021.
Trong thời gian này, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải giãn nghỉ việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.
Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ, tạm dừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%. Lao động khu vực thành thị chịu thiệt hại nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Có 46,2% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, trong khi đó con số này ở nông thôn là 32,4%.
Cũng theo Tổng cục thống kê, đến hết quý 3 vừa qua, tình hình dịch Covid-19 trở nên phức tạp trên cả nước khiến việc giãn cách xã hội kéo dài, hàng loạt các doanh nghiệp, dịch vụ không thiết yếu buộc phải đóng cửa làm số lượng lớn lao động bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhiều người lao động buộc phải rời khỏi thị trường, khiến số người tham gia lực lượng lao động quý 3 bị sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý 3 xuống mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Nền kinh tế Việt Nam trong cú sốc Covid-19: Tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao
Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến khu vực chính thức làm số lao động trong khu vực này giảm mà còn lan rộng sang cả khu vực phi chính thức khiến người lao động rơi vào tình cảnh thất nghiệp, không còn cơ hội tìm được việc làm phi chính thức như trước đó.
Tổng cục Thống kê cũng ghi nhận, thu nhập bình quân tháng của lao động trong quý 3/2021 là 5,2 triệu đồng, giảm 877.000 đồng so với quý trước và giảm 603.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để sớm tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 cho người dân, tạo cơ chế miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất, đồng thời, triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phục hồi sau đại dịch.
Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích các địa phương thiết lập các kênh thông tin chính thống, chuyên ngành để cập nhật cho doanh nghiệp và người lao động về chiến lược phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ lao động và thu hút lao động, các kế hoạch về xét nghiệm, kiểm soát dịch bệnh của địa phương để họ xây dựng và thực hiện các kế hoạch khôi phục, phát triển sản xuất cũng được tăng cường để cải thiện đời sống người dân.
Thảo luận