Đại dịch COVID-19

Lo ngại biến chủng Omicron, Việt Nam xem xét tạm dừng chuyến bay quốc tế từ châu Phi

Lo ngại về biến chủng mới virus SARS-CoV-2 – Omicron nguy hiểm, Cục Hàng không Việt Nam đồng thuận với đề xuất của Bộ Y tế về việc tạm dừng tổ chức chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia châu Phi.
Sputnik
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã quyết định tăng tần suất khai thác các chuyến bay nội địa từ ngày 1/12.

Xem xét tạm dừng chuyến bay quốc tế từ châu Phi

Ngày 30/11, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đồng ý với đề xuất của Bộ Y tế liên quan đến việc tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế từ châu Phi.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, Cục hoàn toàn đồng thuận với đề xuất của Bộ Y tế.
Đại dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ gửi công văn khẩn chủ động kiểm soát biến chủng mới Omicron
Theo ông Võ Huy Cường, với các chuyến bay quốc tế đưa người nhập cảnh vào Việt Nam, ngoài chuyến bay thí điểm đưa khách du lịch đến 5 địa phương Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa và Kiên Giang, các chuyến đưa công dân Việt Nam về nước theo hình thức hành khách tự trả chi phí cách ly trọn gói (chuyến bay combo).
Phó Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, các chuyến bay combo này nếu muốn thực hiện đều phải được năm Bộ gồm Bộ Ngoại giao, Y tế, Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận.
Trước đó, xuất phát từ cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về biến chủng Omicron đáng lo ngại, Bộ Y tế đã có báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia châu Phi.
Cụ thể, Việt Nam xem xét tạm dừng các chuyến bay từ Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique cũng như tạm ngừn cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia này.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng lo việc biến chủng Omicron đã được phát hiện tại nhiều quốc gia khác ngoài Nam Phi khiến nhiều ý kiến lo ngại khả năng xâm nhập khi có các chuyến bay khác về Việt Nam.
Đại dịch COVID-19
Việt Nam chưa phát hiện ca mắc Covid-19 với biến chủng Omicron
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn trao đổi với báo chí cho biết, việc đề xuất dừng chuyến bay từ các nước châu Phi do lo ngại biến chủng Omicron chỉ là biện pháp đầu tiên.
Các phương án phòng chống dịch cũng như ngăn biến chủng này xâm nhập được thực hiện từ trước đến nay vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt. Đặc biệt với các chuyến bay đi qua các nước đã chấp thuận cho mở đường bay, vẫn yêu cầu khai báo y tế, thực hiện cách ly sẽ kiểm soát chặt chẽ đường vào để ngăn chặn chủng này.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch Covid-19.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gen các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.

Tăng tần suất chuyến bay nội địa

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quyết định tăng tần suất khai thác trên các đường bay nội địa từ 1/12.
Cụ thể, với đường bay trục Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - TP.HCM và Đà Nẵng - TP.HCM từ ngày 1 đến hết ngày 14/12 sẽ khai thác tần suất trên từng đường bay không vượt quá 16 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay (tăng 9 chuyến/khứ hồi/đường bay so với hiện nay).
Từ ngày 15/12, tần suất trên từng đường bay nói trên không vượt quá 20 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay.
Đại dịch COVID-19
Chuyên gia y tế đánh giá nguy cơ về biến chủng Omicron vào Việt Nam
Các đường bay khác, tần suất khai thác không vượt quá 9 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay (hiện khai thác không quá 4 chuyến khứ hồi/ngày).
Cục Hàng không tùy tình hình thực tế đề xuất điều chỉnh tần suất trên các đường bay, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2022, gửi Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 25/12.
Về điều kiện hành khách đi máy bay, Bộ GTVT cơ bản giữ nguyên quy định như hiện nay.
Theo đó, trường hợp hành khách cư trú, lưu trú tại địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc vùng cách ly y tế (phong tỏa), hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ các sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ từ khi lấy mẫu đến trước khi chuyến bay khởi hành.
Trường hợp hành khách khác cần đáp ứng 1 trong 3 điều kiện có chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, liều cuối cùng được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm chuyến bay khởi hành.
Đại dịch COVID-19
Học sinh Hà Nội tử vong sau tiêm vaccine Pfizer ngừa Covid-19, lãnh đạo Sở Y tế nói gì?
Ngoài ra, người có giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay, người có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu đến trước thời điểm chuyến bay khởi hành.
Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác.
Bộ GTVT cũng đồng thời bổ sung nội dung thống nhất về khai báo y tế là hành khách phải thực hiện khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID, chịu trách nhiệm tính trung thực của các thông tin khai báo.
Trong trường hợp hành khách chưa thực hiện khai báo, hãng hàng không có trách nhiệm bố trí nhân viên và thiết bị hỗ trợ, hướng dẫn hành khách cài đặt, khai báo trên ứng dụng PC-COVID.
Thảo luận