- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia y tế đánh giá nguy cơ về biến chủng Omicron vào Việt Nam

© Depositphotos.com / Dennizn Logo của WHO trên nền mô hình 3D của coronavirus
Logo của WHO trên nền mô hình 3D của coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước sự xuất hiện của biến chủng SARS-CoV-2 mới, các chuyên gia đánh giá về năng lực y tế của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch nếu biến chủng Omicron 'du nhập' vào trong nước.

Omicron chứa số lượng đột biến lớn hơn nhiều so với Delta

Hôm 25/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi đã thông báo về việc phát hiện biến chủng B.1.1.529 (Omicron) đang lây lan nhanh chóng ở nhiều vùng trên địa bàn quốc gia này.
Như Sputnik đã đưa tin, sau đó một ngày (26/11), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp gấp để đánh giá về chủng coronavirus B.1.1.529 mới được phát hiện ở Nam Phi.
Nội dung cuộc họp bàn về mức độ nguy hiểm của biến thể virus mới với tên gọi Omicron được WHO liệt vào danh sách "biến chủng đáng lo ngại". Đồng thời, WHO cũng đánh giá những ảnh hưởng của B.1.1.529 đối với thuốc điều trị và vaccine.
Biểu tượng của Tổ chức Y tế Thế giới tại tòa nhà của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Đại dịch COVID-19
WHO triệu tập cuộc họp khẩn cấp về chủng COVID-19 mới
Trước đó, ca nhiễm biến chủng Omicron được ghi nhận ở Nam Phi, Botswana, Israel và Hong Kong (Trung Quốc).
Ngay sau đó là tại hàng loạt quốc gia gồm Australia, Bỉ, Anh, Đức, Italy và Cộng hòa Czech đã ghi nhận các ca nhiễm biến chủng Omicron. Hà Lan và Đan Mạch phát hiện một số ca mắc Covid-19 nghi do biến chủng Omicron gây ra.
Thậm chí, các nhà khoa học tại bệnh viện Bambino Gesu, thủ đô Rome, công bố hình ảnh mô phỏng cho thấy so sánh giữa các đột biến trên biến chủng Omicron so với Delta.
Các đột biến trong bức ảnh mô phỏng cho thấy virus đã biến đổi để thích nghi tốt hơn với cơ thể con người.
Tuy còn quá sớm để kết luận độc lực của biến chủng Omicron có cao hơn các biến chủng khác hay không nhưng giới khoa học thừa nhận biến chủng mới chứa số lượng đột biến lớn hơn nhiều so với Delta - biến chủng vốn có khả năng lây lan mạnh hơn nhiều so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Các đột biến của biến chủng Omicron tập trung ở gai protein, bộ phận giúp virus bám dính vào tế bào của con người.
Việc phát hiện ra biến chủng Omicron đã làm dấy lên lo ngại toàn cầu, dẫn đến làn sóng cấm hoặc hạn chế đi lại của nhiều quốc gia.

Việt Nam cần làm gì trước nguy cơ từ biến chủng Omicron?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, qua giám sát dịch tễ của SARS-CoV-2, Việt Nam đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 với biến chủng mới Omicron.
Để chủ động kiểm soát tình hình dịch Covid-19 và ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới Omicron từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan, Bộ Y tế cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM chủ động giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ khu vực Nam Phi.
Đặc biệt, Bộ Y tế cũng đã báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến/đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Bến Tre bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh THPT - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam chưa phát hiện ca mắc Covid-19 với biến chủng Omicron
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có quá nhiều thông tin về biến chủng Omicron ở Nam Phi.
“Đầu tiên, do biến chủng này lây lan ở Nam Phi rộng rãi hơn so với Delta, họ nghi ngờ Omicron thậm chí có thể mạnh hơn biến chủng virus từng gây ra làn sóng dịch nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới (Delta)”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, ngành y tế vẫn chưa chứng minh được giả thuyết này, Omicron cũng chưa được phân tích gene cụ thể để được khẳng định là có khả năng thoát khỏi miễn dịch nhờ vaccine. PGS Dũng nhận định:
“Chúng ta cũng chưa biết biến chủng này có gây bệnh nặng hơn Delta hay không. Điều này cũng tương tự với giả thuyết chúng gây bệnh nặng tương tự Delta nhưng lây lan nhanh hơn”.
Trên thực tế, đây chỉ là 3 khả năng chưa được chứng minh nhưng nếu xảy ra, điều này sẽ rất nguy hiểm. Các nhà khoa học Nam Phi cũng đang tiếp tục nghiên cứu để kiểm tra lại các giả thuyết trên.

Những trở ngại hiện nay của Việt Nam

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trước những nguy cơ nói trên, Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp ứng phó ngay từ bây giờ thay vì để biến chủng xâm nhập rồi mới xử lý.
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nói:
“Trước tiên, chúng ta cần có giải pháp cụ thể đối với những người từ các quốc gia đang xuất hiện biến chủng này, phát hiện họ đã xâm nhập vào cộng đồng hay chưa, từ đó tiếp tục kiểm soát sự lây lan của SARS-CoV-2. Đồng thời, Việt Nam cũng nên đánh giá sự lây lan và khả năng chống lại vaccine của biến chủng mới như thế nào”.
Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng dù biến chủng này chưa xuất hiện tại Việt Nam, chúng ta vẫn cần tập trung trong việc giám sát và có sự chuẩn bị từ trước.
“Sự chuẩn bị trước chủ yếu là từ chiến lược của Việt Nam trong phòng, chống dịch. Cụ thể là tăng cường tiêm chủng vaccine cho người dân, tiếp tục thực hiện 5K. Ngoài ra, chúng ta phải có chương trình giám sát phát hiện ca bệnh cũng như giám sát biến đổi gene của các biến chủng nhập cảnh”.
Nhấn mạnh về việc trong trường hợp biến chủng có thể xâm nhập trong tương lai, PGS Hùng cho rằng những biện pháp phòng dịch đang được Việt Nam áp dụng hiện nay vẫn có hiệu quả, bất chấp khả năng lây nhiễm của virus có thể sẽ cao hơn.
“Điều quan trọng nhất là chúng ta phải chủ động giám sát để phát hiện sớm biến chủng mới, tránh để virus xâm nhập sâu vào cộng đồng rồi mới phát hiện. Khi đó, tình hình sẽ rất phức tạp và nguy hiểm”, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhấn mạnh.
Mặt khác, PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng một trong những vấn đề đáng lo ngại với Việt Nam khi có biến chủng mới là tình trạng virus xâm nhập từ nước ngoài.
Ống nghiệm máu xét nghiệm Covid-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đại dịch COVID-19
WHO cho biết người từng bị COVID-19 có nhiều nguy cơ nhiễm chủng Omicron hơn
TS Dũng thẳng thắn nhận định, năng lực phát hiện biến chủng của Việt Nam không bằng các quốc gia phát triển trên thế giới.
Dù Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM đang nỗ lực rà soát, với số lượng bệnh nhân lớn như thời điểm này, việc phát hiện biến chủng gặp rất nhiều trở ngại. Ông Dũng nêu ý kiến:
“Hiện chúng ta vẫn kiểm soát người về từ nước ngoài, yêu cầu nhóm này cách ly, tránh để virus lây lan trong cộng đồng".
Ông Dũng nói thêm:
"Do đó, nguy cơ xuất hiện biến chủng nCoV mới tại Việt Nam chưa quá cao. Việt Nam cũng không có quá nhiều sự giao lưu, hợp tác kinh tế với Nam Phi nên chúng ta có thể hy vọng biến chủng mới chưa xâm nhập”.
Theo Trưởng khoa Y tế Công cộng, Việt Nam lúc này vẫn cần tiếp tục cảnh giác với biến chủng mới và theo sát các thông tin từ thế giới.
Cập nhật từ cổng thông tin của Bộ Y tế sáng 29/11, Việt Nam vượt mốc tiêm 120 triệu liều. Trong đó, 36 tỉnh, thành đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Việc tiêm vaccine có thể không đảm bảo việc phòng ngừa đối với biến chủng coronavirus mới nhưng sẽ giảm tỷ lệ tử vong và các ca nhiễm nặng. Từ đó, giảm bớt gánh nặng cho ngành y tế nên việc bao phủ vaccine trên diện rộng luôn là một trong những công tác chống dịch hàng đầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала