Các biorobot đầu tiên trên thế giới đã học được cách tái tạo

Theo NewScientis, các chuyên gia tại Đại học Vermont (Mỹ) phát hiện ra rằng các biorobot mà họ chế tạo ra có khả năng tự sinh sản.
Sputnik

Xenobot mới

Các xenobot đầu tiên trên thế giới, được tạo ra từ tế bào ếch trong phòng thí nghiệm đã học được cách hình thành các cấu trúc nhỏ, tự tổ chức và di chuyển các "tải trọng" nhỏ. Các chuyên gia nhận thấy rằng khi biorobot tập hợp thành nhóm, chúng có thể tạo thành những khối cầu gồm khoảng 3000 tế bào trong vòng năm ngày. Từ các tế bào được hình thành sẽ tạo ra xenobot mới.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các nhóm gồm 12 biorobot có thể kết hợp với nhau để tạo thành một hoặc hai thế hệ mới.
Josh Bongard, tác giả chính cho biết: "Một xenobot mẹ có thể bắt đầu quá trình sinh sản, và sau đó tình cờ xenobot mẹ thứ hai có thể đặt đống tế bào vào ô đó và cứ tiếp theo như thế".
Mỗi đợt nhân đôi tiếp theo lại tạo ra những xenobot có khả năng tự sinh sản kém hơn. Vì vậy, xenobots ở thế hệ cuối cùng ít hơn 50 tế bào - chúng mất khả năng bơi và sinh sản.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng quá trình sao chép có thể được kiểm soát. Nhóm chuyên gia sử dụng thuật toán đã dự đoán những dạng xenobots ban đầu nào sẽ tạo ra nhiều con nhất. Với khám phá này, các tác giả của nghiên cứu sẽ lý giải cách những sinh vật đầu tiên trên Trái đất sinh sản như thế nào.
Các nhà khoa học tạo ra robot sống đầu tiên trên thế giới từ tế bào ếch

Phát triển robot sinh học

Hồi đầu năm 2020, các nhà khoa học tại Đại học Vermont, Hoa Kỳ công bố đã phát triển robot đầu tiên trên thế giới Xenopus laevis được chế tạo từ tế bào sống của loài ếch. Xenobots có thể di chu
Thảo luận